Công dụng chữa bệnh của Gừng & những lưu ý khi bảo quản, sử dụng đúng cách: Củ gừng và tinh dầu gừng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét, sốt vàng da và nhiều loại bệnh khác, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). Bạn cũng không nên dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu,…
Có thể bạn quan tâm:
Công dụng chữa bệnh của Gừng & những lưu ý khi bảo quản, sử dụng đúng cách: Củ gừng và tinh dầu gừng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét, sốt vàng da và nhiều loại bệnh khác, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). Bạn cũng không nên dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
Công dụng chữa bệnh của Gừng:
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
- Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả. Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
- Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
- Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
- Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng… chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
- Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứngsay tàu xe. Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
- Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
- Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
- Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
- Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
- Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
- Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
- Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý để sử dụng Gừng đúng cách:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
Cách bảo quản củ gừng đúng cách và để được lâu:
Cách bảo quản Gừng được lâu bằng những mẹo đơn giản. Gừng là loại gia vị phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều món ăn do có vị thơm và cay. Gừng là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của người châu Á. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản gừng trong thời gian dài.
Làm sao để bảo quản gừng được lâu?
Muốn bảo quản gừng được lâu, bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây nhé.
- Bảo quản trong tủ lạnh: Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.
- Sấy khô: Một trong những phương pháp đơn giản nhất để bảo quản củ gừng là sấy hoặc phơi khô chúng. Trước hết, cần mài củ gừng thành bột và phơi nắng cho khô trong vòng ba đến bốn ngày (hoặc sấy khô). Sau khi bột gừng đã khô hoàn toàn, nên cho chúng vào trong một chiếc lọ hoặc hộp nhựa kín hơi và dùng trong suốt cả năm.
- Bọc giấy bạc: Nếu muốn bảo quản gừng trong một thời gian ngắn, bạn chỉ cần để chúng ở nhiệt độ bình thường trong bếp. Tuy nhiên, giống như việc giữ lạnh, củ gừng cũng sẽ mất dần mùi thơm theo thời gian nếu để chúng ở bên ngoài. Do đó, nên bọc kín củ gừng trong giấy bạc và chỉ sử dụng trong khoảng hai tuần.
- Ngâm chua: Những ai ưa thích mùi thơm từ tinh dầu của củ gừng có thể ngâm chua chúng để tận dụng được cả phần nước gừng ngâm – vốn có mùi rất thơm. Giống như cách làm các món ngâm giấm khác, bạn chỉ cầm cho gừng vào lọ nước giấm và ngâm trong khoảng ba tuần. Sau đó, bảo quản lọ gừng ngâm trong tủ lạnh và dùng dần.
- Nghiền nát: Trước tiên, bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.
- Sấy khô và làm thành bột: Để sấy khô gừng củ, hãy phơi nắng chúng khoảng một tuần. Tiếp tục nghiền nát củ gừng đã khô rồi cho bột gừng vào trong lọ có nắp kín và đậy thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng khô bất kỳ lúc nào với liều lượng tùy thích.