Có được đổi qua tiêm vắc xin Pentaxim khi đã tiêm vắc xin Quinvaxem?

Bà Phạm Lan Vân (Hà Nội): Con tôi khi 4 tháng tuổi được tiêm Quinvaxem lần 1 thì bị sốt 40 độ và bị tiêu chảy. Tôi nghe nói mũi 2 Quinvaxem sẽ phản ứng mạnh hơn mũi 1, vậy tôi có thể đổi sang tiêm Pentaxim 5 trong 1 dịch vụ cho con tôi mũi 2 và 3 có được không? Hai loại vắc xin này khác nhau như thế nào?
Bộ Y…

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Có được đổi qua tiêm vắc xin Pentaxim khi đã tiêm vắc xin Quinvaxem?

Kết quả hình ảnh cho Có được đổi qua tiêm Pentaxim khi đã tiêm vắc xin Quinvaxem?

Bà Phạm Lan Vân (Hà Nội): Con tôi khi 4 tháng tuổi được tiêm Quinvaxem lần 1 thì bị sốt 40 độ và bị tiêu chảy. Tôi nghe nói mũi 2 Quinvaxem sẽ phản ứng mạnh hơn mũi 1, vậy tôi có thể đổi sang tiêm Pentaxim 5 trong 1 dịch vụ cho con tôi mũi 2 và 3 có được không? Hai loại vắc xin này khác nhau như thế nào?

Bộ Y tế trả lời: Khi tiêm chủng vắc xin mà có tiền sử phản ứng mạnh với liều tiêm chủng trước sẽ chống chỉ định không tiêm liều tiếp theo của vắc xin cùng loại, biểu hiện sốt và tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân, sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem trẻ cũng có thể bị sốt do phản ứng với vắc xin, nhưng lưu ý là sốt do vắc xin thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng. Trường hợp con bà không rõ cháu sốt cao xuất hiện sau tiêm chủng bao lâu nên cũng khó xác định là sốt có phải là phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem.

Vắc xin Pentaxim có thành phần Bạch hầu-Ho gà vô bào- Uốn ván- Bại liệt-Hib, còn vắc xin Quinvaxem có thành phần Bạch hầu-Ho gà toàn tế bào- Uốn ván- Viêm gan B-Hib, 2 vắc xin này khác nhau về thành phần ho gà, Quinvaxem được sản xuất từ tế bào vi khuẩn ho gà được bất hoạt, còn Pentaxim sản xuất từ một phần tế bào ho gà (còn gọi là vô bào).Vắc xin ho gà toàn tế bào có tỷ lệ phản ứng nhẹ như sốt nhẹ (dưới 38 độ C), sưng đau tại chỗ tiêm… cao hơn so với vắc xin chứa thành phần ho gà vô bào. Ngoài ra vắc xin Pentaxim không có thành phần vắc xin viêm gan B như thành phần của vắc xin Quinvaxem.

Lịch tiêm các mũi tiếp theo của cháu bé, bà nên đưa đến cơ sở tiêm chủng, chủ động thông báo cụ thể về tiền sử sốt và các biểu hiện sau tiêm chủng của cháu để được bác sỹ khám phân loại, tư vấn đầy đủ và có chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Ông Trần Đình Lương (Nam Định): Gần nhà tôi có cháu bé đã hơn 2 tuổi nhưng chưa tiêm mũi vắc xin nào mà không hề mắc bệnh gì. Tôi nghe nói nhiều bác sĩ cũng bảo không cần tiêm, để tự nhiên hệ miễn dịch sẽ tốt hơn. Xin hỏi điều này có đúng không?

Bộ Y tế trả lời: Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam triển khai tiêm miễn phí 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến. Khi chưa có vắc xin phòng bệnh, đây đều là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là biện pháp đơn giản nhất và tốt nhất để dự phòng bệnh hiệu quả.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bệnh dịch luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng, cùng với thời tiết trong mùa đông xuân với nền không khí khô, lạnh, sự chênh lệnh nhiệt độ lớn trong ngày có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Trong môi trường như vậy, những trẻ chưa được tiêm chủng và chưa có miễn dịch phòng bệnh là những trẻ yếu thế nhất, có nguy cơ mắc bệnh rất cao đặc biệt là khi có dịch bệnh xảy ra. Các bà mẹ cần chủ động tiêm chủng đúng lịch, đầy đủ vắc xin phòng bệnh cho con mình để có miễn dịch phòng bệnh, như một hành trang tốt nhất cho trẻ hòa nhập cộng đồng..

Chích Pentaxim 5 trong 1 sau khi chích quinvaxem lần 1?

Hỏi
Kính gửi bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, Xin hỏi con tôi khi 4 tháng tuổi được chích ngừa Quinvaxem lần 1 thì bị sốt 40 độ và bị tiêu chảy, đau bụng. Tôi nghe nói mũi 2 Quinvaxem sẽ phản ứng mạnh hơn mũi 1 nên tôi xin hỏi bác sĩ có thể đổi sang chích Pentaxim 5 trong 1 dịch vụ cho con tôi mũi 2 và 3 có được không? Thuốc 6 trong 1 dịch vụ thì nghe thông tin đến tháng 9 hay tháng 10 mới có thuốc, và nếu chờ tới đó thì quá lâu, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Xin cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào Thái, Hiện nay, không có chống chỉ định chuyển đổi giữa Quinvaxem, Pentaxim hay Infanrix.Thân mến, BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang – Khoa Sơ Sinh – BV Từ Dũ