Cách làm sữa nhanh về sau sinh mổ, đẻ mổ nên ăn gì nhiều sữa?
Ưu nhược điểm của sinh thường?
Sinh thường là hành trình thai nhi được ra ngoài theo ống sinh sản của người mẹ. Chỉ định sinh thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình này như: Mẹ sức khỏe tốt để có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ. Không có cản trở trên đường…

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Cách làm sữa nhanh về sau sinh mổ, đẻ mổ nên ăn gì nhiều sữa?

Ưu nhược điểm của sinh thường?

Sinh thường là hành trình thai nhi được ra ngoài theo ống sinh sản của người mẹ. Chỉ định sinh thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình này như: Mẹ sức khỏe tốt để có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy dưỡng chất cho trẻ. Không có cản trở trên đường thoát của thai nhi. Thai nhi đủ sức khỏe để vượt qua ống sinh sản: không bị sa dây rốn, không suy thai.

Cần bác sĩ tư vấn: Khi nào nên chọn sinh thường hay sinh mổ?

Sinh thường có nhiều ưu điểm như: Người mẹ hồi phục nhanh, sau khi sinh có thể đi lại ăn uống, có thể chăm sóc con ngay sau sinh. Sau 2 giở đầu có thể cho con bú, từ đó bảo vệ được nguồn sữa mẹ. Đứa bé được sự chăm sóc ngay sau sinh của người mẹ, được bú sữa mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Quá trình em bé đi qua ống sinh sản của người mẹ sẽ được thừa hưởng vi khuẩn có lợi trong ống sinh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch ban đầu cho bé. Thành âm đạo hẹp, co bóp lồng ngực của bé, giúp tống xuất dịch trong phổi, bé giảm viêm phổi sau sinh và sau khi sinh.

Ưu nhược điểm của sinh mổ

Sinh mổ được bác sĩ sản khoa chỉ định trong các trường hợp thường gặp là: Khung chậu bất thường. Đường ra của thai bị cản trở: nhau tiền đạo, u tiền đạo… Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước. Sức khỏe người mẹ không bảo đảm. Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được. Còn lại đa số trường hợp, muốn biết sinh mổ hay sinh thường phải chờ vào giai đoạn chuyển dạ mới đánh giá được. Những chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ có thể do một tình huống cấp cứu, do một tiến triển bất thường của chuyển dạ hoặc nguyên nhân bệnh lý nào đó chưa được phát hiện trong thời kỳ trước chuyển dạ, lúc này mới lộ ra.

Nguy cơ khi sinh mổ là: Tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé. Sẹo ngoài da đặc biệt cơ địa seo lồi. Sẹo tử cung, không lành tốt ảnh hưởng lần sinh sau. Hậu phẫu kéo dài, không đi lại, ăn uống bình thường sau sinh được. Mẹ không cho con bú trong những giờ đầu sau sinh. Sức đề kháng miễn dịch của bé kém vì không thừa hưởng được vi khuẩn có lợi từ ống sinh người mẹ.

Nên chọn sinh thường hay sinh mổ?

Dưới đây các bác sỹ sản phụ khoa sẽ đưa ra các thông tin giúp các mẹ bầu lựa chọn cách đẻ phù hợp. Những đứa trẻ được sinh ra bằng đường mổ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với những đứa trẻ được đẻ bằng cách thông thường. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra.

Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.

Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này. Đẻ thường làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.

Theo các chuyên khoa sản khoa thì nếu sức khoẻ của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì phương pháp sinh thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ hơn. Ngày càng nhiều các bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để chào đón thành viên mới chào đời. Có rất nhiều lý do dẫn đến lựa chọn sinh mổ vì sợ các cơn đau đẻ, cho rằng sinh mổ sẽ an toàn hơn hay vì lý do thẩm mỹ của vùng kín… Tuy nhiên, theo các chuyên khoa Sản khoa thì nếu sức khoẻ của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì phương pháp sinh thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ hơn.

Sau khi sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Sau khi sinh thì sản dịch trong cơ thể ra nhiều hơn, vì thế bạn nên ăn các thực phẩm có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh các chất dịch ứ đọng trong tử cung. Để lựa chọn thực phẩm phù hợp, bạn nên ăn nhiều tô,, đặc biệt tôm hùm. Nên ăn nhiều cháo giò heo, uống đủ nước để có thể kích thích tuyến sữa phát triển, cung cấp đủ sữa cho bé.  Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

Phụ nữ mới sinh mổ không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc, Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang… Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau khi sinh là rất cần thiết, vì đây là giai đoạn bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và những chất giúp tăng lượng sữa mẹ cho bé bú. Bà mẹ nên ăn các thực phẩm như thịt heo, thịt bò, đặc biệt giò heo ( cung cấp sữa mẹ tốt), trứng, cá, sữa… đây là thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm, sắt.. giúp cho vết thương khi mổ mau lành và chống bị thiếu máu, thiếu sắt. Tham khảo thêm cách đặt tên con 2021!