Chọn bánh trung thu an toàn & thưởng thức đúng cách: Bánh Trung Thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh. Trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ…
Có thể bạn quan tâm:
Chọn bánh trung thu an toàn & thưởng thức đúng cách: Bánh Trung Thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh. Trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi. Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và ăn bánh. Không nên ăn bánh Trung Thu vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ vì dễ gây đầy bụng, ấm ách, khó ngủ.
Những ai không nên ăn bánh trung thu nhiều?
Để có bánh Trung Thu an toàn, mỗi chiếc bánh cần được sản xuất tại những cơ sở có đủ điều kiện về địa điểm, môi trường, nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu. Người bị cao huyết áp, sỏi thận, tim mạch… nên ăn bánh trung thu có chừng mực.
Thành phần chính của bánh Trung Thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy, bánh Trung Thu có độ béo và ngọt rất cao. Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Hàm lượng muối cao trong bánh cũng có thể trở thành gánh nặng cho thận và hệ tim mạch.
Bánh nướng, bánh dẻo là thứ quà ngon nhưng xét về mặt sức khỏe, đây không phải thực phẩm bổ dưỡng và chỉ nên thưởng thức một cách chừng mực. Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh Trung Thu vì sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Người bị cao huyết áp, sỏi thận, tim mạch… nên ăn bánh có chừng mực. Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh Trung Thu. Ăn cùng lúc quá nhiều có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Người bị loét dạ dày, loét tá tràng cũng không nên ăn bánh Trung Thu vì sẽ làm tăng tiết axit khiến bệnh nặng hơn. Người bị viêm gan cấp mãn tính cũng không ăn bánh Trung Thu. Trẻ nhỏ, người già và phụ nữ có thai cũng không được lợi khi dùng món quà này. Vì người già, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém hơn nên việc ăn nhiều bánh Trung Thu sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Với phụ nữ có thai, ăn quá nhiều bánh Trung Thu sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Người bị mụn trứng cá nhiều, viêm da nên ăn ít bánh Trung Thu để tránh tình trạng da tiết quá nhiều bã nhờn, gây ứ tắc lỗ chân lông, làm nghiêm trọng tình trạng viêm nhiễm.
Ăn bánh trung thu quá nhiều có thể khiến bạn béo lên
Bánh Trung Thu có độ béo và ngọt rất cao, trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10x4cm cung cấp 800 – 1.200 calorie (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao), 5-12g protein, 60-90g cacbohydrat và 30-45g chất béo. Một miếng bánh Trung Thu nhân trứng muối nặng 60g cung cấp khoảng 200calorie. Một phụ nữ cân nặng 55kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.
Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh Trung Thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic, giúp tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn. Tránh dùng cà phê hoặc trà quá đặc khi ăn bánh vì những thức uống này rất giàu caffein. Nước ngọt, nước tăng lực chứa nhiều năng lượng và đường, sẽ làm trầm trọng thêm tác dụng gây béo của bánh Trung Thu. Tuyệt đối không ăn bánh Trung Thu và uống nước đá lạnh, rất dễ gây tiêu chảy.
Cách chọn bánh trung thu an toàn:
Để có bánh Trung Thu an toàn, mỗi chiếc bánh cần được sản xuất tại những cơ sở có đủ điều kiện về địa điểm, môi trường, nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.
Ngày nay các nhà sản xuất cố gắng tạo ra nhiều loại bánh khác nhau, và có thêm nhiều màu sắc để các khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu tâm khi chọn và thưởng thức bánh là ngày sản xuất. Bạn cần nhìn xem bề ngoài bánh có cảm giác mỡ ngấy không, hình dạng bánh có quy phạm, màu sắc có đồng đều, hoa văn có rõ ràng hay không, bề ngoài bánh có kẽ nứt, có lộ nhân ra không, đồng thời xem bánh có biểu hiện mốc, cháy hay không. Tham khảo cách làm bánh nướng trung thu ngon nhất
Cách ăn bánh trung thu: Bánh Trung Thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh. Trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi. Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và ăn bánh. Không nên ăn bánh Trung Thu vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ vì dễ gây đầy bụng, ấm ách, khó ngủ.