Tiểu đường thai kỳ khi nhắc đến tên chắn hẳn “bà bầu” nào cũng phải sợ. Cứ 5 người mang bầu sẽ có 1 người bị tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các chỉ số đường huyết thai kỳ để phòng chữa đúng cách.

Nội Dung Chính

Chỉ số đường huyết thai kỳ với các mẹ bầu

Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu…

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường thai kỳ khi nhắc đến tên chắn hẳn “bà bầu” nào cũng phải sợ. Cứ 5 người mang bầu sẽ có 1 người bị tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các chỉ số đường huyết thai kỳ để phòng chữa đúng cách.

Nội Dung Chính

    Chỉ số đường huyết thai kỳ với các mẹ bầu

    Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao

    Như thế nào là chỉ số đường huyết bất thường

    Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào

    Chỉ số xét nghiệm tiểu đường với phụ nữ mang thai

    Phải làm gì nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Chỉ số đường huyết thai kỳ với các mẹ bầu

Đầu tiên, chúng ta nên biết chỉ số đường huyết là gì.

Chỉ số đường huyết tên đầy đủ Glycemic Index (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ tăng nồng độ đường trong máu. Được tính bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. Nồng độ này không khi nào giống nhau mà thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Chỉ số này chính là thông số quan trọng trong việc chuẩn đoán bệnh tiểu đường.

Đối với người có sức khỏe bình thường : Chỉ số khi đói là dưới 5,1 sau bữa ăn 1 tiếng là dưới 10 và sau bữa ăn 2 tiếng là dưới 78,5.

đo chỉ số đường huyết thai kỳCác mẹ bầu nên đo định kỳ chỉ số đường huyết để đảm bảo an toàn

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tiểu đường vì trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ rất cao để nuôi đứa bé trong bụng. Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến các mẹ thèm ăn, ăn không kiểm soát, tăng kí nhanh, lượng insulin tiết ra không chuyển hóa được hết chất đường bột gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao

Bệnh tiểu đường thai kỳ không có bất cứ một biểu hiện cụ thể nào nên tốt nhất là thai phụ nên tiến hành kiểm tra lượng đường định kỳ. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng thường thấy như: tiểu tiện nhiều, khô miệng, thường xuyên khát nước,.. Những người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao bao gồm:

    Người có chỉ số BMI bằng hoặc lớn hơn 30

    Người đã từng sinh em bé với trọng lượng từ 4,5kg trở lên

    Người béo phì, thừa cân,..

    Người có tiền sử tiểu đường, tiểu đường thai kỳ hoặc có người thân đã mắc phải các chứng bệnh này.

Như thế nào là chỉ số đường huyết bất thường

Đối với thai phụ, chỉ số đường huyết thai kỳ được xem chứa nhiều nguy cơ tiểu đường khi:

    Mức đường huyết đo được khi đói vượt ngưỡng 95mg glucose trên 100ml máu.

    Mức đường huyết đo được sau khi ăn tầm 1 tiếng đồng hồ vượt quá ngưỡng 180mg glucose trên 100ml máu.

    Mức đường huyết sau khi ăn từ 2 tới 3 tiếng đồng hồ vượt quá ngưỡng 140mg glucose trên 140ml máu.

chỉ số đường huyết an toànChỉ số đường huyết đạt mức ổn định giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào

Chỉ số đường huyết tăng cao sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hướng đối với mẹ:

    Tăng nguy cơ xảy ra tiền sản giật – sản giật

    Dễ xảy ra nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.

    Đa số thai to, đa ối, con sinh ra cân nặng trên 4kg, dễ gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ, lúc sinh dễ gây ra sang chấn.

    Tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn và nguy cơ xảy ra rủi ro do phẫu thuật cũng tăng.

    Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đuòng), nguy cơ bị nấm candida tái phát nhiều lần.

    Tăng khả năng bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

    Tăng nguy cơ dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ,…

    Thai to khi sinh ra dễ bị gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ lấy thai.

    Tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời.

    Em bé sinh ra dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, nguy cơ bị tiểu đường do di truyền.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường với phụ nữ mang thai

Đây là chỉ số đường huyết thai kỳ ở mức bình thường. Kết quả xét nghiệm có ít nhất 2 lần vượt qua chỉ số trên thì người mẹ sẽ bị kết luận mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

    Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)

    Đường huyết một giờ sau ăn: 108,9 mg/dL ± 12,9 (6,05mmol/L ± 0,72)

    Đường huyết hai giờ sau ăn: 99,3 mg/dL ± 10,2 (5,52mmol/L ± 0,57)

Mẹ bầu kiểm tra sức khỏe định kỳMẹ bầu nên đến bác sỹ để được kiểm tra và theo dõi bệnh định kỳ

Phải làm gì nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn vô tình mắc phải tiểu đường thai kỳ, bạn có thể làm theo những cách sau đây để giảm triệu chứng bệnh cũng như giảm tỉ lệ bệnh chuyển hóa thành nặng hơn.

Làm kiểm tra định kỳ: Việc thường xuyên tiến hành kiểm tra chỉ số đường huyết thai kỳ sẽ giúp cho việc theo dõi bệnh trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là cơ sở để chữa bệnh cũng như phòng ngừa bệnh về lâu dài.

Sử dụng thuốc: Một số thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc chữa tiểu đường thai kỳ chủ yếu là các loại thuốc có khả năng giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chứ không được dùng tùy ý.

chế độ ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đườngMột chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ mẹ bầu điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ không nên ăn các món có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, bánh kem, các loại nước ngọt hay thực phẩm đóng gói. Tốt nhất là các bà mẹ nên kiểm tra lượng đường có trên bao bì của các sản phẩm.Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều carbonhydrate dạng phức tạp như ngũ cốc, hạt đậu,.. vì các loại này có thể giải phóng đường chậm, cho cơ thể thêm thời gian chuyển hóa đường thành năng lượng.

Ăn thêm nhiều ra xanh, các loại trái cây nhiều chất xơ. Các bà mẹ nên ưu tiên cho rau củ quả không chứa tinh bột. Ngoài ra thì các loại quả như xoài, đu đủ, lê, táo, chuối cũng rất tốt cho bệnh nhân.

Hạn chế dầu mỡ và chất béo: nên sử dụng dầu olive hoặc dầu thực vật để thay thế cho các loại bơ và chất béo khác.

Luôn ăn uống đầy đủ các bữa hoặc có thể chia thành 5-6 bữa. Lưu ý không được bỏ các bữa ăn sáng.

phụ nữ mang thaiChăm sóc tốt sức khỏe cho mẹ là khởi đầu tốt cho bé

Bài viết này đã đem đến cho bạn một số hiểu biết về chỉ số đường huyết thai kỳ. Mặc dù, nó sẽ biến mất sau khi sinh nhưng bệnh này rất dễ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Các bạn hãy ổn định chỉ số đường huyết của mình thật tốt để “mẹ tròn con vuông”.

Nếu bạn đã được xác định mắc tiểu đường thai kỳ thông qua các xét nghiệm và chuẩn đoán của bác sĩ, hãy duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, 100% nguyên liệu thiên nhiên. Hàng ngàn mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đã dùng và thành công!