Chế độ nghỉ thai sản là những quyền lợi mà lao động nữ được hưởng, khi mang thai và sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2020 – 2021. Những quyền lợi này nhằm hỗ trợ và giúp giảm bớt những khó khăn, trong quá trình thai kỳ của người phụ nữ. Đây là vấn đề rất được phụ nữ quan tâm khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do có khá nhiều quy định được chỉnh…

Có thể bạn quan tâm:

Chế độ nghỉ thai sản là những quyền lợi mà lao động nữ được hưởng, khi mang thai và sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2020 – 2021. Những quyền lợi này nhằm hỗ trợ và giúp giảm bớt những khó khăn, trong quá trình thai kỳ của người phụ nữ. Đây là vấn đề rất được phụ nữ quan tâm khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do có khá nhiều quy định được chỉnh sửa, thay đổi khiến cho một số người chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin. Bài viết này sẽ tóm tắt lại những điều bạn cần biết về chế độ nghỉ thai sản được cập nhật mới nhất năm 2020 – 2021.

Chế độ nghỉ thai sảnNhững điều bạn cần biết về chế độ nghỉ thai sản 2020 – 2021

Nội Dung Chính

    1. Đối tượng được hưởng chế độ nghỉ thai sản

    2. Điều kiện được hưởng

    3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo từng trường hợp

    4. Thủ tục giải quyết quyền lợi chế độ thai sản

1. Đối tượng được hưởng chế độ nghỉ thai sản

    Người lao động (NLĐ) nữ làm việc theo hợp đồng lao động (có xác định thời hạn, không xác định thời hạn hoặc theo mùa vụ) có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    Cán bộ, công chức, viên chức.

    NLĐ hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, công an hoặc người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

    Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

    Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2. Điều kiện được hưởng

Thuộc một trong các trường hợp sau:

    Lao động nữ (LĐN) mang thai.

    LĐN sinh con.

    LĐN mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

    NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

    LĐN đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    NLĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.

LĐN đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên nghỉ thai sản theo yêu cầu của cơ quan y tế phải đóng tối thiểu 03 tháng trong 12 tháng đó.

NLĐ đủ điều kiện nhưng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước khi sinh con, nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.

3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo từng trường hợp

Khi có thai: được nghỉ 05 ngày để khám thai

    Trong thời gian mang thai, NLĐ được nghỉ 05 ngày, mỗi lần 01 ngày (Trường hợp nơi cư trú xa cơ quan y tế thì được nghỉ 02 ngày)

    Thời gian nghỉ khám thai tính theo ngày làm việc bình thường, không tính Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Khi thai có vấn đề: số ngày nghỉ có thể lên đến 50 ngày tuỳ vào giai đoạn mang thai

    10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

    20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

    40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

    50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

*Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều này nhằm đảm bảo tạo điều kiện có sức khoẻ tốt nhất cho người phụ nữ trong trường hợp sẩy thai; nạo, hút hoặc phá thai do bệnh lý; thai chết lưu;…

Khi sinh con: thời gian nghỉ 06 tháng

    Lao động nữ được nghỉ 06 tháng trước và sau khi sinh con. rường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ trước sinh tối đa 02 tháng.

Trường hợp con chết sau khi sinh

    Con dưới 02 tháng tuổi chết thì người mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

    Con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì người mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết.

*Thời gian nghỉ áp dụng cả cho ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Khi tránh thai: 07 – 15 ngày

    07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

    15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

*Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khi nhận con nuôi: Tối đa 06 tháng

    Cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

*Chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ nếu cả hai đều cùng tham gia BHXH

4. Thủ tục giải quyết quyền lợi chế độ thai sản

    Tối đa 45 ngày kể từ ngày NLĐ trở lại làm việc và nộp đầy đủ hồ sơ.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

    Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là một số điểm bạn cần lưu ý về chế độ nghỉ thai sản. Mang thai và sinh con luôn luôn là một giai đoạn vất vả đối với người phụ nữ. Vì vậy bạn cần phải đảm bảo mình được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.