Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6: Tháng thứ 6 thai kỳ là mẹ đã ở cuối giai đoạn của chu kỳ mang thai thứ 2 và hầu hết chị em đã đỡ hẳn triệu chứng ốm nghén khó chịu. Ở tháng này, mẹ cần đặc biệt lưu ý việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất để thai nhi phát triển. Do đã hết mệt mỏi và ốm nghén nên hầu hết các mẹ sẽ ăn uống ngon miệng hơn, tuy nhiên chị em…

Có thể bạn quan tâm:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6: Tháng thứ 6 thai kỳ là mẹ đã ở cuối giai đoạn của chu kỳ mang thai thứ 2 và hầu hết chị em đã đỡ hẳn triệu chứng ốm nghén khó chịu. Ở tháng này, mẹ cần đặc biệt lưu ý việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất để thai nhi phát triển. Do đã hết mệt mỏi và ốm nghén nên hầu hết các mẹ sẽ ăn uống ngon miệng hơn, tuy nhiên chị em cần lưu ý ăn uống phải có kiểm soát và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6

Tháng thứ 6 là tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 2, giai đoạn vẫn giúp mẹ tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm nuôi lớn và phát triển toàn diện thai nhi. Đây cũng là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Thai kỳ 6 tháng tuổi: Chiều dài trung bình của thai nhi trong thời gian này khoảng 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 25 – 25 cm), trọng lượng khoảng 1 – 1,2 kg.

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 6 thai kỳ

– Mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng cho bà bầu  trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

– Cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi.

– Cần hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ và đường ngọt, tránh quá nhiều nhiệt lượng, làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng đến sinh nở.

– Cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… để tránh các bệnh về tiêu hoá và đường ruột như táo bón, khó tiêu, trĩ,..

– Các thực phẩm như gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh.

– Bổ ung nhiều những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ.

– Thức ăn chủ yếu của thai phụ phải còn nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.

– Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu và bà bầu cần chú yếu bổ sung trong thai kỳ, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

– Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

– Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…

– Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

–  Bổ sung các loại hoa quả rau xanh.

Mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì?

Dưới đây là những lựa chọn thực phẩm nên bổ sung trong tháng thứ 6 thai kỳ:

Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng này rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cần tránh các loại cá quá béo hoặc thịt mỡ để tránh bị tăng cân nhiều. Những thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể bao gồm: thịt nạc, cá trắng, trứng, đậu…

Các loại rau xanh: Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu đặc biệt ở giai đoạn này khi bụng bầu đang lớn nhất nhanh. Những loại rau mẹ bầu nên ăn là củ cải, bắp cải, măng tây, rau bina, cà rốt, bí đỏ, cà tím, đậu xanh, cà chua…

Mang thai tháng thứ 6: Nên và không nên ăn gì? - 1

Protein rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu, tuy nhiên mẹ cần tránh các loại cá quá béo hoặc thịt mỡ để tránh bị tăng cân nhiều. Thực Phẩm Giàu Protein

Trái cây tươi: Trái cây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp nguồn vitamin tốt lành cho mẹ bầu. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, chị em chớ bỏ qua chuối, nho, kiwi, táo, lê hay bưởi…

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Ở tháng thứ 6 thai kỳ, nhu cầu về canxi để thai nhi phát triển xương và răng là rất cao vì vậy mẹ cần bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa… mỗi ngày.

Nước: Ngoài nước lọc, chị em mang thai cần bổ sung thêm nước ép trái cây, nước rau luộc, canh… để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước trong cơ thể giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt nhất.

Mang thai tháng thứ 6 không nên ăn gì?

Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Cá sống và các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi bị dị tật nên mẹ cần tuyệt đối tránh.

Thịt tái, sống: Thịt tái sống có thể chứa vi khuẩn listeriosis gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Một nguyên tắc cần thiết mẹ bầu nào cũng cần phải ghi nhớ đó là ăn chín, uống sôi.

Mang thai tháng thứ 6: Nên và không nên ăn gì? - 2

Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý không được ăn thịt tái sống. (ảnh minh họa)

Pho mát mềm: Pho mát mềm có thể được làm từ nguồn sữa chưa tiệt trùng gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy đây cũng là thực phẩm không được khuyến khích trong thai kỳ.

Thực phẩm cay nóng: Rất nhiều mẹ mang thai thèm ăn đồ cay, nóng tuy nhiên chúng sẽ gây chứng khó tiêu và gây khó chịu cho chị em. Gia vị cay nóng cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi nên mẹ cần hạn chế đến mức tối đa.

Cà phê: Cà phê, chè đặc hay các đồ uống có ga có chứa caffeine có liên quan đến nguyên nhân gây sảy thai, vì vậy mẹ bầu không nên lạm dụng những đồ uống này.

Rượu và thuốc lá: Mẹ bầu uống quá nhiều rượu và sử dụng thuốc lá có liên quan đến nguy cơ thai chết lưu, chậm phát triển và sinh con nhẹ cân. Vì vậy đây là những đồ cấm kỵ trong thai kỳ.