Chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ em: Tìm hiểu về thiểu năng trí tuệ là gì, nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Đối với những trẻ bị thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng, trẻ có thể có các vấn đề sức khỏe khác như: co giật, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, tự kỷ, giảm kỹ năng vận động, các vấn đề thị lực và…

Có thể bạn quan tâm:

Chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ em: Tìm hiểu về thiểu năng trí tuệ là gì, nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Đối với những trẻ bị thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng, trẻ có thể có các vấn đề sức khỏe khác như: co giật, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, tự kỷ, giảm kỹ năng vận động, các vấn đề thị lực và thính lực….

Chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ em

Thiểu năng trí tuệ là gì?

Thiểu năng trí tuệ là một tình trạng được chẩn đoán trước 18 tuổi, được đặc trưng bởi trí tuệ hoặc khả năng về tâm thần dưới mức trung bình, kèm với sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Tuy các trẻ chậm phát triển về mặt trí tuệ nhưng trẻ vẫn có thể học được các kỹ năng mới, chỉ là trẻ sẽ học chậm hơn các bạn. Có nhiều mức độ khác nhau của thiểu năng trí tuệ, từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng bị thiểu năng trí tuệ ở trẻ em:

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau của tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ em. Dấu hiệu có thể xuất hiện trong giai đoạn phôi thai, hoặc có thể không được chú ý cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số dấu hiệu phổ biến nhất của thiểu năng trí tuệ là:

  • Trẻ biết lật, bò, ngồi hoặc đi chậm hơn những trẻ khác cùng tuổi
  • Trẻ chậm nói hoặc gặp vấn đề khi nói chuyện, giao tiếp
  • Trẻ cần thời gian rất lâu để học các kỹ năng như tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo và tự ăn
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, phát triển trí tuệ kém hơn so với các bạn cùng tuổi
  • Trẻ không thể liên kết được các hành động với hậu quả của nó
  • Trẻ có thể có các vấn đề về mặt hành vi như hay có những cơn giận dữ
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc giải quyết tình huống hoặc tư duy logic
  • Thiếu sự tò mò
  • Gặp khó khăn trong việc học ở trường
  • Khả năng thích nghi với tình huống mới của trẻ kém
  • Khó khăn trong việc hiểu và tuân theo các quy tắc xã hội

Đối với những trẻ bị thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng, trẻ có thể có các vấn đề sức khỏe khác như: co giật, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, tự kỷ, giảm kỹ năng vận động, các vấn đề thị lực và thính lực.

Những nguyên nhân dẫn tới bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ:

Bất cứ khi nào có một điều gì đó cản trở sự phát triển bình thường của não bộ đều có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một phần ba trẻ là tìm ra được nguyên nhân cụ thể.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiểu năng trí tuệ là:

  • Các vấn đề về gen. Ví dụ như hội chứng Down và hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy.
  • Các vấn đề trong thai kỳ. Bao gồm những điều có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển não bộ của thai nhi, như mẹ uống rượu, sử dụng ma túy, dinh dưỡng kém, mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai, mẹ bị tiền sản giật.
  • Các vấn đề trong quá trình sinh nở. Thiểu năng trí tuệ có thể xảy ra nếu trẻ bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh quá non.
  • Bệnh tật hoặc chấn thương (trước và sau khi sinh). Các loại hiễm trùng như viêm màng não, ho gà, sởi có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Chấn thương đầu nặng, suýt chết đuối, suy dinh dưỡng nặng, tiếp xúc với các chất độc hại như chì, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng cũng có thể gây ra thiểu năng trí tuệ.
  • Vô căn. Hai phần ba của tất cả các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ chưa tìm được nguyên nhân.

Chẩn đoán thiểu năng trí tuệ ở trẻ

  • Một trẻ có thể bị nghi là thiểu năng trí tuệ có thể vì nhiều lý do khác nhau. Nếu bé có bất thường về thể chất mà gợi ý cho một rối loạn di truyền hoặc rối loạn trao đổi chất, một loạt các xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán, bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh để tìm các vấn đề về cấu trúc trong não, điện não đồ (EEG) để tìm kiếm bằng chứng của động kinh.
  • Nếu trẻ chậm phát triển, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác như vấn đề về thính giác và một số rối loạn thần kinh nhất định. Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán thiểu năng trí tuệ ở trẻ em thông qua: các cuộc trò chuyện với cha mẹ, quan sát bé, kiểm tra chức năng trí tuệ và khả năng thích nghi của bé. Một đứa trẻ được coi là thiểu năng trí tuệ nếu có chức năng trí tuệ và khả năng thích nghi thấp hơn mức trung bình. Nếu chỉ có một triệu chứng, không thể được coi là thiểu năng trí tuệ ngay được.
  • Sau khi chẩn đoán thiểu năng trí tuệ, một nhóm các chuyên gia sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của bé. Điều này giúp họ xác định được những loại hỗ trợ nào cần cho bé để giúp bé thành công ở nhà, ở trường học và trong cộng đồng.

Tôi có thể làm gì nếu con tôi bị thiểu năng trí tuệ?

Các bước để giúp trẻ thiểu năng trí tuệ bao gồm:

  • Tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn có thể về thiểu năng trí tuệ. Bạn càng biết nhiều, thì càng tốt hơn cho con bạn.
  • Khuyến khích tính độc lập của bé. Hãy để con bạn thử những điều mới và khuyến khích bé làm việc bằng chính sức của mình. Hướng dẫn bé khi cần thiết và khen bé khi bé làm một điều gì tốt hay học cách làm thành thạo một điều gì mới.
  • Giúp bé tham gia vào các hoạt động nhóm. Tham gia vào một lớp nghệ thuật hoặc tham gia hướng đạo sinh sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng xã hội.
  • Luôn theo sát bé. Bằng cách giữ liên lạc với giáo viên của con bạn, bạn sẽ có thể dõi theo tiến bộ của bé và củng cố những gì con bạn đang học tại trường học thông qua thực hành ở nhà.
  • Nói chuyện với các phụ huynh khác có con bị thiểu năng trí tuệ. Họ có thể tư vấn và hỗ trợ tinh thần cho bạn.

Có cách nào phòng ngừa thiểu năng trí tuệ ở trẻ?

Một số nguyên nhân của tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ em có thể được phòng ngừa. Phổ biến nhất là hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai. Phụ nữ mang thai không nên uống rượu. Hãy chăm sóc thai kỳ đúng cách, uống vitamin trước khi sinh và tiêm ngừa chống lại một số bệnh truyền nhiễm cũng có thể giảm nguy cơ con bạn khi sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.

Trong gia đình có tiền sử rối loạn di truyền có thể sẽ được xem xét để xét nghiệm di truyền trước khi thụ thai. Một số xét nghiệm như siêu âm và chọc ối cũng có thể được thực hiện trong thời gian mang thai để tìm các vấn đề liên quan đến thiểu năng trí tuệ. Các xét nghiệm này chỉ giúp phát hiện vấn đề trước khi sinh chứ không thể khắc phục vấn đề đó được.

Theo website Mekhonghoanhao.com, link gốc: http:/mekhonghoanhao.com/chan-doan-va-ho-tro-thieu-nang-tri-tue-o-tre-em.html