Hai cây long não được Công sứ Leopold Sabatier (Pháp) trồng từ năm 1914 đối xứng trong khuôn viên khu di tích Biệt điện Bảo Đại khi nhận chức tại Đắk Lắk. Tuy nhiên một trong hai cây long não bị bệnh không thể cứu chữa nên được cơ quan chức năng cắt bỏ vào tháng 9/2018.Năm 2020 – 2021, hai cây long não được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận, gắn biển…

Có thể bạn quan tâm:

Hai cây long não được Công sứ Leopold Sabatier (Pháp) trồng từ năm 1914 đối xứng trong khuôn viên khu di tích Biệt điện Bảo Đại khi nhận chức tại Đắk Lắk. Tuy nhiên một trong hai cây long não bị bệnh không thể cứu chữa nên được cơ quan chức năng cắt bỏ vào tháng 9/2018.

Năm 2020 – 2021, hai cây long não được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận, gắn biển Cây di sản Việt Nam.

Cây long não được trồng dưới hố sâu 2 m, rộng 4 m2 đến lúc cây cao khỏi mặt đất khoảng 2 m thì bấm chồi, lấp đất để có tán rộng, đẹp. Từ đó, cây long não có hai tầng rễ giúp cây tăng tuổi thọ và đứng vững hơn.

Hiện cây long não có chu vi 8 m, đường kính gốc 4 m, cao 30 m, hơn 100 tuổi. Cây long não có tên khoa học là cinnamomum camphora.

Do cây long não tuổi đời hơn 100 tuổi nên nhiều nhánh có chiều dài hơn 20 m, đường kính gần 1 m, vỏ cây sần sùi, nổi nhiều nu.

Tán lá xanh tươi, phần lớn thân cành lại còn phủ kín rêu xanh, tầm gửi và phong lan.

Hiện cây long não có hàng chục nhánh, vươn ra xung quanh tạo bóng mát cho khu vực. Đây là địa điểm khách du lịch thường ghé chụp ảnh lưu niệm mỗi khi tham quan Biệt điện Bảo Đại.

Tuy nhiên, đến nay một số nhánh bị chết nên cơ quan chức năng phải cắt bỏ. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy cây long não bị chết do nhiều loại nấm, trong đó có một loại nấm chưa xác định được.

Trước đó, năm 2020 – 2021, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã cắt bỏ cây long não đối diện vì chết khô do nấm. Các cơ quan chức năng đã xử lý đất, trồng lại tại vị trí cây long não đã chết cây mới có đường kính gần 30 cm, cao hơn 10 m.

Bên cạnh cây long não hơn 100 tuổi, trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại còn các cây bằng lăng, sao đen, cà chít, si, đa, hoa sữa… có tuổi đời tương đương.

Biệt điện Bảo Đại, nơi trồng cây long não. Ảnh: Google Maps.

Tây Nguyên