Chủ nhân của giống nhãn tím có một không hai này là ông Trần Văn Huy (ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Màu sắc bắt mắt cùng mùi vị thơm ngon,loại nhãn tím với màu sắc độc lạ của lão nông này luôn thu hút được sự hiếu kỳ của mọi người xung quanh.Ông Huy bên cây nhãn tím đang cho trái. Ảnh: Mai Anh.Theo ông Huy, vào năm 2004, trong một lần làm vườn ông vô tình phát hiện…
Có thể bạn quan tâm:
Chủ nhân của giống nhãn tím có một không hai này là ông Trần Văn Huy (ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Màu sắc bắt mắt cùng mùi vị thơm ngon,loại nhãn tím với màu sắc độc lạ của lão nông này luôn thu hút được sự hiếu kỳ của mọi người xung quanh.
Ông Huy bên cây nhãn tím đang cho trái. Ảnh: Mai Anh.
Theo ông Huy, vào năm 2004, trong một lần làm vườn ông vô tình phát hiện một nhánh to bằng ngón tay út có lá màu tím trên cây long nhãn. Thấy lạ, lão nông này đã tìm cách nhân giống loại nhãn này và gọi là nhãn tím.
Ban đầu chỉ vì sự hiếu kỳ nhưng sau gần chục năm, giờ đây ông Huyđã sở hữu hàng trăm gốc nhãn tím hiếm có. Ảnh: Mai Anh.
“Lúc đầu tôi chiết nhánh rồi trồng vậy thôi chứ không dám khoe với bà con, vì không biết giống nhãn này có lai hay không. Đến hai ba năm sau khi cây bắt đầu có trái, tôi nhận thấy cây ra bông, lá đều là màu tím thì mới yên tâm giống nhãn này đã thuần rồi không còn lai nữa” – ông Huy chia sẻ.
Mỗi năm nhãn tím cho trái 2 lần. Ảnh: Mai Anh.
Điều đặc biệt của giống nhãn này là chỉ khi trồng bằng nhánh chiết thì mới cho trái có màu tím, còn khi ghép hoặc trồng bằng hạt thì cây cho trái như bao cây long nhãn khác.
Thông thường, nhãn tím chiết nhánh trồng 1 năm sẽ cho trái, khi bông chưa nở sẽ giống như cây long nhãn bình thường, khi nở sẽ có nhụy màu tím. Trái khi nhỏ có màu xanh chỉ có vài chấm tím, khi trái càng lớn dần màu tím lan rộng hết võ. Không chỉ sở hữu màu sắc bắt mắt, nhãn tím thường có trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn nhãn thường.
Cây nhãn tím có thân, lá, trái đều có màu tím bắt mắt. Ảnh: Mai Anh.
Dù sở hữu nhiều điều khác lạ nhưng giống nhãn này rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc và lại rất ít bị sâu bệnh. Điều kỳ lạ là có thể kháng được cả bệnh chổi rồng – một loại bệnh từng làm nhiều nhà vườn trồng nhãn điêu đứng.
Ông Huy cho biết: “Sâu bệnh thì nhãn này nó không có, còn chăm sóc thì rất nhẹ.Giống nhãn da bò hay các loại nhãn khác còn bị bệnh chổi rồng, còn nhãn tím thì đặt biệt không có. Nhãn tím mỗi năm ra trái 2 lần, trong đó, mùa thuận thì ra trái tự nhiên, mùa nghịch là gần Tết âm lịch”.
Thông thường, nhãn tím chiết nhánh trồng 1 năm sẽ cho trái, khi bông chưa nở sẽ giống như cây long nhãn bình thường, khi nở sẽ có nhụy màu tím. Ảnh: Mai Anh.
Không chỉ sở hữu màu sắc bắt mắt, nhãn tím thường có trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn nhãn thường. Ảnh: Mai Anh.
Thông thường, nhãn tím chiết nhánh trồng 1 năm sẽ cho trái. Ảnh: Mai Anh.
Sau hơn 10 năm, hiện ông Huy sở hữu hàng trăm gốc nhãn tím độc lạ. Ảnh: Mai Anh.
Nếu long nhãn trên thị trường có giá bán 15.000đ/kg thì nhãn tím lên đến 100.000đồng/kg, còn cây giống thì lên tới 1 triệu đồng/cây,thế nhưng số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Dù sở hữu lộc trời cho hiếm có, thế nhưng lão nông này không giữ cho riêng mình, hiện nay ông đang tích cực nhân giống để cùng chia sẻ với bà con quanh vùng.
Hiện mỗi kg nhãn tím có giá khoảng 100.000 đồng/kg, cây giống đến 1 triệu đồng/cây. Ảnh: Mai Anh.
Theo danviet.vn