Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em khi giao mùa: Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau: Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi,…

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em khi giao mùa: Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau: Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

  • Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh sốt xuất huyết
  • Trẻ bị sốt cao co giật bố mẹ cần làm gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa
  • 3 Sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt

Biểu hiện, triệu chứng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em

Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhi nhiễm siêu vi là sốt cao 39-40oC kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em khi giao mùa

Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằng cách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ 2oC để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ. Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).

Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan… Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại vi rút, độc lực vi rút… Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.

Về nguyên tắc, bệnh nhân nhiễm siêu vi không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật, sốc (trong bệnh sốt xuất huyết)… hoặc điều trị các biến chứng nếu có.

Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1-2 ngày đầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thử máu để xác định bệnh sốt xuất huyết. Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Cách điều trị sốt siêu vi – Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng cách ly tránh lây nhiễm, hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi…. Cơ chế của sốt siêu vi là có thể tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ… Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này.. Đối với trẻ em, cần áp dụng các biện pháp:

  • Nhanh chóng hạ sốt: Sử dụng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
  • Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nếu sốt cao không được hạ sốt kịp thời sẽ dễ co giật nên phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế hay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu như trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.