Cách phân biệt bệnh Đau thần kinh toạ với Thoái vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra “gai” cột sống, đau thần kinh tọa. Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, cổ hoặc đau thần kinh tọa mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, tình trạng này còn là nguyên nhân của một số bệnh khác nữa, tất cả được gọi chung…
Có thể bạn quan tâm:
Cách phân biệt bệnh Đau thần kinh toạ với Thoái vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra “gai” cột sống, đau thần kinh tọa. Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, cổ hoặc đau thần kinh tọa mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, tình trạng này còn là nguyên nhân của một số bệnh khác nữa, tất cả được gọi chung là bệnh lý thoái hóa của cột sống. Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa. Còn nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ thì bạn thường được chẩn đoán “hội chứng cổ – vai – tay” hoặc tên gọi tương tự. Nhìn chung, mỗi tên bệnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng những tên gọi này còn chưa thống nhất dễ làm cho bệnh nhân bối rối.
Xét nghiệm Double test, Triple test cho bà bầu là gì?
Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất bạn không nên bỏ qua
Cách phân biệt bệnh Đau thần kinh toạ với Thoái vị đĩa đệm
Người bị đau thần kinh tọa đôi khi ho hoặc cười lớn cũng đau. Dây thần kinh tọa (hay thần kinh ngồi) là dây thần kinh to nhất của cơ thể, do các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại mà thành. Nó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân.
Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, đôi khi kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ. Bệnh còn do nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa…
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống kế cận. Nó có hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là chất nhầy, gần giống như tròng trắng trứng, gọi là nhân nhầy. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị. Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng đau, tê, yếu liệt… Xem thêm dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Nếu khối thoát vị xảy ra ở vùng thắt lưng sẽ chèn ép các rễ tạo thành thần kinh tọa, gây ra đau thần kinh tọa. Thoát vị nằm ở vùng cổ có thể gây ra đau cổ, vai hoặc đau, tê, yếu liệt tay chân. Nếu thoát vị ở vùng ngực, bệnh nhân có thể bị chứng đau thần kinh liên sườn. Các đĩa đệm ở vùng cổ và vùng thắt lưng hay bị thoát vị nhất.
Ảnh bên phải cho thấy bệnh nhân đã bị thoát vị đĩa đệm. |
Khi khối thoát vị lồi ra sẽ kéo theo màng xương cạnh nó. Lâu ngày xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương. Trên phim X-quang người ta nhìn thấy nó như những cái gai nhọn nên gọi là “gai” cột sống.
Thông thường khi khối thoát vị đĩa đệm gây đau hoặc tê, yếu, liệt, bệnh nhân mới đến bệnh viện khám. Trong trường hợp này các bác sĩ giải quyết khối thoát vị đó trước khi cái “gai” hình thành. Các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì (thường thì do chúng không gây chèn ép vào thần kinh) mới có đủ thời gian để tạo ra những cái “gai”. Vì vậy người bệnh không nên hoảng sợ khi biết mình có gai cột sống. thực tế chỉ có rất ít những cái gai cần phải “nhổ” bỏ. Ngoài ra cần lưu ý: Mấu gai là tên gọi một bộ phận của cột sống, không liên quan gì đến cái gai cột sống. Đọc thêm cách chữa viêm âm đạo phụ nữ
Bệnh nhân thường thắc mắc với bác sĩ “Tại sao các nhân nhầy lại có thể thoát ra ngoài bao xơ thành khối thoát vị được?”. Đấy là do quá trình thoái hóa gây ra. Khi con người mới biết đi, cái đĩa đệm đã bắt đầu thoái hóa, càng lớn tuổi quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị thoái hóa như vậy.
Thoái hóa là nguyên nhân hàng đầu gây ra các thoát vị đĩa đệm. Các yếu tố khác như viêm khớp, làm nặng, chấn thương…cũng là những yếu tố làm cho cái bao xơ yếu đi và nứt nẻ. Ngoài ra, thoái hóa còn có thể làm cho các bộ phận khác của cột sống trở nên sần sùi, phình to và chèn vào các rễ thần kinh tương tự như cơ chế của các khối thoát vị của đĩa đệm. Nếu các bộ phận bị thoái hóa đó chèn ép vào các bộ phận khác của cột sống cũng gây ra đau lưng hoặc đau cổ.
Khối thoát vị kéo theo màng xương, làm cho xương mọc dài ra, người ta hay gọi đó là “gai”. |
Tóm lại, thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra “gai” cột sống, đau thần kinh tọa. Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, cổ hoặc đau thần kinh tọa mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, tình trạng này còn là nguyên nhân của một số bệnh khác nữa, tất cả được gọi chung là bệnh lý thoái hóa của cột sống.
Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa. Còn nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ thì bạn thường được chẩn đoán “hội chứng cổ – vai – tay” hoặc tên gọi tương tự. Nhìn chung, mỗi tên bệnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng những tên gọi này còn chưa thống nhất dễ làm cho bệnh nhân bối rối. Xem thêm kiến thức về bệnh sốt xuất huyết
Để phòng và ngừa bệnh tái phát, mọi người cần thường xuyên vận động, duy trì tập luyện thể thao đều đặn, đặc biệt là môn bơi lội, sống trong một môi trường trong sạch, sử dụng thực phẩm, thuốc đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, tránh ngồi lâu một chỗ, đừng để cho mình trở thành béo phì sẽ giúp cho cái cột sống của bạn khỏe hơn.
Điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả
Người bệnh có thể tham khảo một vài biện pháp điều trị sau và áp dụng thực hiện nhằm cải thiện tình hình bệnh được tốt hơn.
Châm cứu: Người bị đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh rất hiệu quả. Theo một nghiên cứu nhỏ được đăng trong Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc cho hay “sau khoảng 12 buổi điều trị bằng phương pháp châm cứu, tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ được cải thiện” Người bệnh có thể đến các phòng khám đông y để được khám và tư vấn về cách điều trị.
Yoga:Một nghiên cứu trên tạp chí Pain cho biết rằng, những người bị đau lưng kinh niên tham gia tập luyện yoga trong 16 tuần thì tỷ lệ giảm cơn đau lưng tới 64%. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày tập luyện các động tác nhẹ nhàng, kiên trì tập luyện hàng ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.
Massage: Trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, liệu pháp xoa bóp masssage sẽ mang lại hiệu quả. Các rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức, ngứa ran, tê từ vùng hông xuống chân. Điều trị bằng biện pháp xoa bóp, massage trong khoảng 7-10 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ ràng.
Cây móng quỷ: Cây móng quỷ có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, được coi là một loại thuốc thảo dược điều trị bệnh viêm xương khớp, đau lưng mỏi gối, đau cột sống…cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này khá khó tìm ở nước ta.
Thuốc giảm đau, giãn cơ: Một vài loại thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau sẽ có tác dụng ngay lập tức nhưng sẽ không phải là biện pháp lâu dài, bởi thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Khi các cơn đau nhức phát tác nghiêm trọng bạn có thể dùng thuốc giảm đau để làm dịu nhẹ cơn đau sau đó nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chuẩn đoán bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
Tập vật lý trị liệu, tập thể dục: Nằm trên giường chỉ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn, vì vậy những người bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm nên chăm chỉ vận động, các bài tập nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giảm thiểu cơn đau, thư giãn các cơ, gân đồng thời thư giãn tinh thần được tốt hơn. Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng vận chuyển tới phần đĩa đệm và dây thần kinh giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập đơn giản như đi bộ hàng ngày từ 15-20 phút cũng là phương pháp trị bệnh hiệu quả mà bạn nên tham khảo.
Phẫu thuật: Sau 4-6 tuần, các cơn đau vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân có lẽ phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ sớm để tham khảo về biện pháp điều trị. Phương pháp phẫu thuật có thể chấm dứt cơn đau nhưng biến chứng sau phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh sau này.