Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn và lễ vật.Lễ vật cúng ông TáoLễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả…
Có thể bạn quan tâm:
Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn và lễ vật.
Lễ vật cúng ông Táo
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.
Mâm cỗ
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:
– 1 đĩa gạo
– 1 đĩa muối
– 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
– 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
– 1 bát canh mọc hoặc canh măng
– 1 đĩa xào thập cẩm
– 1 đĩa giò
– 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
– 1 đĩa chè kho
– 1 đĩa hoa quả
– 1 ấm trà sen
– 3 chén rượu
– 1 quả bưởi
– 1 quả cau, lá trầu
– 1 lọ hoa đào nhỏ
– 1 lọ hoa cúc
– 1 tập giấy tiền, vàng mã
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Chúc các bạn thành công với cách làm mâm cơm cúng ông Công, ông Táo để cả năm may mắn nhé!
Lan My (tổng hợp)