Cách đặt tên cho con theo âm tiết: Âm tiết của họ tên là vấn đề rất phức tạp và không có một giáo điều nào, nguyên tắc chính vẫn là chú ý tên dễ đọc, dễ nghe, để tên gọi có tiết tấu, nhịp điệu hay.Tên gọi là sự kết hợp giữa các từ ngữ với nhau tạo thành. Nó có thể là từ Hán Việt, từ thuần Việt hoặc là sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, để có một cái tên hay, các…

Có thể bạn quan tâm:

Cách đặt tên cho con theo âm tiết: Âm tiết của họ tên là vấn đề rất phức tạp và không có một giáo điều nào, nguyên tắc chính vẫn là chú ý tên dễ đọc, dễ nghe, để tên gọi có tiết tấu, nhịp điệu hay.Tên gọi là sự kết hợp giữa các từ ngữ với nhau tạo thành. Nó có thể là từ Hán Việt, từ thuần Việt hoặc là sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, để có một cái tên hay, các từ trong đó ghép lại phải tạo âm hưởng êm tai, có độ trong và vang. Điều này chúng ta vẫn được nghe nôm na bằng cụm từ “tên sang”.  Trong bài viết hôm nay, chuyên mục Đặt tên cho con của MecuBen.com sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên cho con theo âm tiết nhé

Vì sao các bậc làm cha mẹ nên vận dụng cách đặt tên cho con theo âm tiết?

Người xưa quan niệm: “Cho con vàng bạc không bằng dạy con một cái nghề, dạy con một cái nghề không bằng đặt cho con một cái tên hay“. Chính vì lẽ này mà từ ngàn xưa, việc đặt tên cho con rất quan trọng và được xem xét kỹ lưỡng bởi các bậc cao niên trong họ. Đơn giản vì mỗi cái tên còn liên đới với vận mệnh may rủi, vinh nhục của đời người.

Tên hay trước hết nghe phải hay

  • Tên gọi là sự kết hợp giữa các từ ngữ với nhau tạo thành. Nó có thể là từ Hán Việt, từ thuần Việt hoặc là sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, để có một cái tên hay, các từ trong đó ghép lại phải tạo âm hưởng êm tai, có độ trong và vang. Điều này chúng ta vẫn được nghe nôm na bằng cụm từ “tên sang”.
  • Để có được điều cơ bản đó, tên gọi trước hết nên thuận miệng, rõ ràng về mặt cấu âm và nhất là phải giàu tính nhạc. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc sắc bởi thanh điệu. Sự kết hợp giữa các từ mang thanh bằng trắc khác nhau có thể tạo ra những thanh âm có thể êm tai nhưng cũng có thể đó là những âm khi đọc lên đã nghe trúc trắc. Vì thế, đặt một cái tên cũng cần hết sức lưu ý điều này. Tên gọi mờ nhạt về thanh điệu cũng sẽ không đem lại ấn tượng cho người khác.
  • Tóm lại, khi đặt tên cho con trai, con gái bạn nên kết hợp hài hòa các từ với nhau về cả âm lẫn nghĩa. Theo đó, tên hay chẳng hạn như: Phương Linh, Thanh Nga, Minh Khuê, Kiều Oanh, Tuấn Anh, Hào Kiệt….
Cách đặt tên cho con theo âm tiết

Cách đặt tên cho con theo âm tiết

Chú ý đến sự phối hợp của âm tiết lạ tai

  • Khi đặt tên, bạn nên tránh đặt những từ lạ, khi đọc lên nghe không trôi chảy. Nhiều người có quan niệm, những từ lạ có thể mang lại cho con một cái tên “độc” mà theo cách gọi thông thường là không đụng hàng. Song, nếu không lựa chọn kỹ những âm tiết này, tên lạ sẽ là cái cớ để người khác chọc ghẹo con bạn. Chẳng hạn, những cái tên sau đây có thể suy ra nghĩa xấu: Sa Thị Hoa, Hà Văn Bá, Phan Văn Đại…
  • Nếu không muốn sử dụng những âm tiết có thanh bằng, bạn có thể sử dụng thanh trắc để phá cách. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đến tính nhạc của tên gọi. Các âm Hán Việt khá đa vần, đa điệu để bạn có thể chọn lựa một cái tên hay mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cho con.

Cách đặt tên cho con theo âm tiết

Ngôn ngữ là công cụ giao lưu, chữ viết được đọc ra sẽ có các âm khác nhau. Có từ đọc lên nghe rất vui tai, có từ thì líu lưỡi, khó nghe. Do vậy khi đặt tên phải chú ý đến phát âm của từ. Chỉ để ý đến ý nghĩa của từ thôi thì chưa đủ, khi đặt tên còn phải chú ý đến phát âm của họ tên, để khi đọc họ tên sẽ thấy dễ nghe. Để làm được như vậy cần làm cụ thể như sau:

1. Tránh những âm dễ gây nhầm lẫn khi đặt tên cho con

Tiếng Việt khá phong phú, một từ đa nghĩa được nhiều từ đồng âm khác nghĩa, chẳng hạn “Chinh” với “Trinh”, “Chân” với “Trân”, “Tư” với “Tử”. Nếu đặt tên có ngụ ý hay nhưng dễ gây hiểu lầm thậm chí làm mất mặt, sẽ làm bản thân người đó khó xử. “Dương Thuỷ” dễ bị hiểu lầm là “Dương Xỉ”, “Phi Hùng” thành “Phi Hành”, “Yến Trinh” thành “Yến Chinh”, “Ngô Liêm” thành Vô Liễm (mất mặt ) … Vì thế khi đặt tên cần phải hết sức chú ý.

2. Tránh dùng từ khó đọc là điều cần lưu ý

Có những từ khó đọc, tốn sức. Họ tên là một loại ký hiệu trong giao tiếp, nếu khó đọc sẽ làm người ta chán ghét, ví như Châu Trang, Phạm Phương Phú … Tuy những tên quái lạ này rất ít khi lặp, nhưng tạo ra cảm giác không thông suốt, khó tiếp thu, do vậy không nên sử dụng.

3. Nên chú ý đến vần của tên

Âm tiết của họ tên là vấn đề rất phức tạp và không có một giáo điều nào, nguyên tắc chính vẫn là chú ý tên dễ đọc, dễ nghe, để tên gọi có tiết tấu, nhịp điệu hay. Mọi người thích đọc thơ lục bát, thơ Đường là ngoài nội dung sâu sắc, phong phú chúng còn có vần hay. Cùng chỉ là vài từ, nếu biết kết hợp sẽ dễ nghe, còn không rất khó lọt tai. Mọi người thích những loại thơ trên vì chúng rất chú trọng đến vần điệu.Yêu cầu về đặt tên có vần điệu là:

  • Cố tránh cùng phụ âm. Nếu họ tên có cùng phụ âm, đọc sẽ thấy không hay, hay líu lưỡi. Thanh Thuỷ có hai chữ “Th” nên không hay; Phạm Phương Phú có ba chữ “Ph” nghe càng chán, đọc rất khó nghe.
  • Tránh nguyên âm giống nhau. Họ tên mà các nguyên âm giống nhau cũng làm người nghe khó chịu, ví dụ Trương Phương Hương, cả ba đều là vần “ương”, nghe không hay hoặc Vũ Thu Phú…
  • Tránh cùng thanh điệu, như Vũ Nghĩa Dũng, nghe không hay do thanh điệu không thay đổi, đọc không tự nhiên.

Quan niệm đặt tên cho con của người Trung Hoa

  • Người Trung Hoa thường quan niệm rằng tên rất quan trọng. Một cái tên tốt có thể mang đến sự may mắn, lòng tôn trọng của mọi người; ngược lại tên không tốt lại mang đến những vận rủi mà người ấy không hề mong muốn. Những tên không nên đặt cho con sinh năm 2021
  • Tên trong tiếng Hoa thường gồm 3 chữ. Chữ đầu tiên là họ, hai chữ tiếp theo là tên. Đôi khi ở một số vùng tên chỉ có một chữ. Hai hay ba chữ để tạo thành một cái tên trong tiếng Hoa thường được chọn rất cẩn thận bởi vì những yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau và chúng tuân theo một số quy luật chiêm tinh nhất định. Tên đẹp cho con sinh năm 2021

Thế nào là một cái tên hay?

  • Về cấu trúc tên của người Việt xưa nay gồm: họ – tên đệm – tên chính. Họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ) như Thị, Diệu, Nữ dùng cho nữ giới; Bá, Mạnh, Văn dùng cho nam giới.
  • Khi giao tiếp với ai đó việc đầu tiên người ta quan tâm là tên gọi của nhau. Do đó tên gọi sẽ là đại diện tiêu biểu của một người. Một cái tên đẹp như Phương My, Hải An, Kiều Anh… sẽ gây được thiện cảm ban đầu cho người khác. Vì thế khi đặt tên cho con cha mẹ cần phải chú ý đến điều đó. Nếu cái tên vô nghĩa hoặc nghĩa xấu thì sau này con cái sẽ không thích, có thể chúng sẽ tự đổi tên khác cho phù hợp.
  • Tên gọi hay ngoài việc đảm bảo ý nghĩa còn phải dễ đọc, dễ nhớ và điều này còn tuỳ thuộc vào quy luật phát âm của dân tộc mình. Thường thì tên gọi có hai âm tiết, nếu âm tiết trước là thanh bằng (các chữ có dấu huyền hoặc không dấu) thì âm tiết sau nên dùng thanh trắc (các chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng) và ngược lại. Còn khi kết hợp thanh trắc cho cả hai âm tiết cần chú ý sao cho tên nghe không quá nặng, khó đọc. Đặc biệt, con gái thì hạn chế dùng hai âm tiết là hai thanh trắc, nghe nặng nề và thiếu nữ tính, lại khó nhớ. Tên đẹp và hay nên dùng một bằng một trắc. Nếu kết hợp hài hoà con bạn sẽ có tên vừa hay, âm đọc nhẹ nhàng và có ý nghĩa dễ được thể hiện hơn.