Khi đặt tên cho con thì phần phát âm của tên gọi phải rõ ràng. Để người nghe hiểu được luôn, đó là yêu cầu tối thiểu, nếu không chức năng giao tiếp của tên không được vận dụng tốt. Do vậy khi đặt tên cần tránh những âm câm, dễ lẫn, khi ghép giữa các từ cũng cần chú ý không để gây ra hiện tượng này. Hãy cùng MecuBen.com tìm hiểu về cách đặt tên cho con theo âm điệu…

Có thể bạn quan tâm:

Khi đặt tên cho con thì phần phát âm của tên gọi phải rõ ràng. Để người nghe hiểu được luôn, đó là yêu cầu tối thiểu, nếu không chức năng giao tiếp của tên không được vận dụng tốt. Do vậy khi đặt tên cần tránh những âm câm, dễ lẫn, khi ghép giữa các từ cũng cần chú ý không để gây ra hiện tượng này. Hãy cùng MecuBen.com tìm hiểu về cách đặt tên cho con theo âm điệu nhé

Cách đặt tên cho con theo âm điệu

Khi sinh ra thì mỗi người chúng ta được cha mẹ đặt cho một cái tên. Dù xấu hay đẹp thì mỗi cái tên cũng mang một ý nghĩa nhất định và đều ẩn chứa những khát vọng của các bậc làm cha làm mẹ muốn gởi gắm đến con mình. Các từ trong tên của con có thanh điệu khác nhau, ví dụ Nguyễn Mạnh Linh, Tô Thị Hằng, Đậu Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Hùng. Loại thức 3 và thứ 4 có hiệu quả như nhau. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng chuyên mục làm cha mẹ của MecuBen.com tìm hiểu về cách đặt tên cho con theo âm điệu nhé!

Cách đặt tên cho con theo âm điệu

Cách đặt tên cho con theo âm điệu

Tên (âm Hán Việt là Danh) vốn được kết hợp từ một trong sáu cách tạo chữ Hán là “hội ý”, có ý nghĩa là: Trời tối, tôi không thấy anh, anh không thấy tôi, lúc vấp vào nhau mới dùng miệng nói tên mình ra, mới biết đối phương là ai. Điều này yêu cầu tên phải rõ ràng. Ngoài yêu cầu cơ bản đó ra, họ tên phải có nhịp điệu tiết tấu hay, nghe lọt tai.

Âm của tên phải rõ ràng. Để người nghe hiểu được luôn, đó là yêu cầu tối thiểu, nếu không chức năng giao tiếp của tên không được vận dụng tốt. Do vậy khi đặt tên cần tránh những âm câm, dễ lẫn, khi ghép giữa các từ cũng cần chú ý không để gây ra hiện tượng này.

Một cái tên rõ ràng sẽ tạo cảm giác đó là người tự tin đầy sức sống, tính cách kiên nghị, vững chắc, tấm lòng rộng mở. Nguyễn Văn Linh, âm cuối rộng mở, vần bằng lại làm cho âm bình ổn chắc chắn, làm người ta liên tưởng đến cử chỉ lịch thiệp khoáng đạt. Xem thêm cách dự đoán họ tên với vận mệnh

Một trong những đặc điểm của Tiếng Việt là âm điệu, khi viết thơ rất phải chú trọng, đặt tên cũng không ngoại lệ. Chính vì yêu cầu này mà khi đặt tên cần chú ý đến các yêu cầu sau:

Một là phải chú ý đến thanh điệu, một cái tên nghe có hay không chính là sự kết hợp của thanh điệu. Thông thường họ tên không nên dùng một thanh điệu. Theo thống kê của chúng tôi, có thể chia thành 4 loại sau:

  • Một là ba từ cùng âm, đọc mất sức mà lại đơn điệu, ví dụ Lê Huy Liêm, Trần Hoàng Hà;
  • Hai là hai từ gần nhau cùng thanh điệu (tức là hai từ trước hoặc 2 từ sau) đọc dễ nghe hơn, ví dụ Trần Hùng Phú, Nguyễn Nhật Lệ, Nguyễn Gia Linh;
  • Ba là cả 3 từ đó có thanh điệu khác nhau, ví dụ Nguyễn Mạnh Linh, Tô Thị Hằng, Đậu Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Hùng. Loại thức 3 và thứ 4 có hiệu quả như nhau, bởi tuy có 2 từ cùng thanh điệu, nhưng không gần nhau nên tạo ra sự khác biệt. Tên theo kiểu này dễ đọc dễ nghe, theo kết quả thống kê.
Loại 3 từ cùng thanh điệu 2 từ gần nhau cùng thanh điệu Từ đầu và cuối cùng thanh điệu 3 từ khác thanh điệu
Tỷ lệ 5.45% 36.36% 14.54% 43.64%

Loại 2 và 4 có tỷ lệ đa số, sau đó là loại 3, loại thứ nhất rất ít và thường là thanh bằng (không dấu). Điều này cho thấy khi đặt tên vô hình trung người ta đã phần nào tuân thủ quy tắc thanh điệu. Ngoài ra nếu họ kép mà mình thanh điệu (Âu Dương), nếu đặt tên đơn thì tên đó cần khác thanh điệu; nếu đặt tên kép, từ đầu tiên không nên cùng thanh điệu với họ. Còn nếu họ kép là khác thanh điệu (Tôn Thất, Tôn Nữ) thì không phải chú ý. Hai là phải chú ý đến âm điệu. Mấy phụ âm giống nhau sẽ khó đọc, tốn sức và bất tiện, ví dụ Trần Thuý Toàn … tốt nhất không nên để xảy ra trường hợp này. Đặt tên cho con sinh năm 2022 hợp phong thuỷ

Đặt tên hay theo “tiếng vàng tiếng ngọc”

Trừ phần từ nói lên âm thanh còn phần dưới là cách đặt theo sự kết hợp vần điệu, xử lý bỏ những họ hiếm gặp ở VN và bổ sung các tên khác. Tiếng vàng tiếng ngọc là âm thanh du dương, êm ái. Tên gọi đặt theo tiếng vàng tiếng ngọc nghe trong trẻo, thanh cao, quý phái. Âm điệu được thể hiện ở 2 mặt:

  • Biểu thị âm thanh: Trường Minh, Kim Thanh, Ngân Thanh, Chấn Ngọc, Minh Hà, Nguyệt Cầm, Phụng Minh, Kiếm Tiêu, Hạc Thanh, Kim Ngân, Thanh Ngân, Hạ Ngân, Thanh Dương, Cẩm Dương, Dương Cầm, Thanh Nga…
  • Ngữ âm có tính nhạc: Vương Khắc Cần (bằng – trắc – bằng, âm hưởng trung – cao- trung) Lưu Chí Đan (bằng – trắc- bằng, âm hưởng thấp – cao – thấp) Tôn Chiếm Nguyên (bằng – trắc – bằng) Dương Khắc Băng (bằng – trắc – bằng) Trương Tuấn Trường (bằng – trắc – bằng) Lý Huệ Minh (trắc – trắc – bằng).

Những tên gọi cùng âm điệu bao gồm những yếu tố: 2 chữ đi đôi với nhau có thanh điệu khác nhau, tạo nên chuỗi âm thanh biến hóa như những nốt nhạc trong bài hát; Âm hưởng của 2 chữ liền nhau luôn khác nhau tạo nên âm thanh trầm bổng khác nhau; Đa số những từ ở giữa tên có âm nhẹ, ngữ âm của chữ cuối cùng hơi mạnh. Cách đặt tên như vậy làm cho nghĩa và âm của tên gọi mang nhạc điệu vàng ngọc. Dưới đây là một số tên gọi cụ thể:

  • Lâm Thấu Tuyền: dòng suối trong chảy từ trong rừng, xuyên qua núi, tưới mát có cây
  • Dương Hải Thanh: rừng dương mênh mông, gió mạnh thổi như tiếng sóng rì rầm
  • Kim Ngọc Minh: tiếng ngọc du dương, đánh động lòng người
  • Tần Ca Hồng: bài hát dân ca cao vút, vang xa…

Khi đặt tên lấy họ bố hay cả hai họ?

  • Hiện nay, rất nhiều gia đình có xu hướng lấy cả họ bố và họ mẹ đặt tên cho con, thậm chí lấy họ bố làm họ chính, còn họ mẹ đặt làm tên. Đây cũng là một cách rất hay để nhắc nhở con nhớ về truyền thống gia đình, về những gì cha mẹ dành cho con. Tham khảo tính cách của các bé sinh năm 2021
  • Hãy thử tìm lại gia phả, những cái tên từ xa xưa, lâu rồi không còn được dùng nữa, rồi tìm mối liên hệ giữa chúng để đặt tên cho con. Hoặc bạn có thể dựa vào mối liên hệ giữa tên bố, mẹ để đặt tên cho con.
  • Cái tên tất nhiên rất quan trọng, nó gần như là thương hiệu của mỗi người, vì vậy việc bạn quan tâm cũng là điều dễ hiểu, nhưng cũng cần linh hoạt hơn. Hiện nay, nhiều gia đình khi sinh con thường đi xem thầy tướng số, tra tử vi, xem ngày giờ sinh, xem cung mệnh… rồi đặt tên cho con.
  • “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng không nên quá cầu kỳ và cầu toàn, hãy dành thời gian đó để chăm sóc em bé, quan tâm đến gia đình và để ý đến sức khỏe bản thân. Cái tên của con nên được đặt bằng tình yêu thương và sự mong mỏi con được hạnh phúc của bố mẹ.