Cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín các mẹ bắt buộc phải ghi nhớ: Việc giữ gìn vệ sinh “vùng kín” còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung… Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu, việc giữ gìn…
Có thể bạn quan tâm:
Cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín các mẹ bắt buộc phải ghi nhớ: Việc giữ gìn vệ sinh “vùng kín” còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung… Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu, việc giữ gìn vệ sinh còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung…
Cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín các mẹ bắt buộc phải ghi nhớ:
Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn ở “vùng kín” có thể dẫn đến vô sinh, bệnh tật, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Để duy trì vệ sinh đúng cách, chị em cần nắm được các nguyên tắc giữ vệ sinh như sau:
- Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát: Đặc biệt, mặc đồ lót làm từ loại vải tổng hợp để đảm bảo sự lưu thông không khí xung quanh âm đạo, thoát mồ hôi. Nếu mồ hôi không thoát được ra ngoài mà đọng lại ở “vùng kín” thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mùi hôi và nhiễm trùng.
- Thay quần áo khi bị ướt (do ngấm nước, mồ hôi…) càng sớm càng tốt: Quần áo ẩm ướt (nhất là quần áo lót) có thể tạo điều kiện cho các 4vi khuẩn sinh sôi và tăng khả năng nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng ở “vùng kín”. Vì vậy, bạn nên tắm và mặc áo khô, sạch sẽ sau mỗi lần đi bơi hoặc tập thể dục.
- Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày với xà phòng chuyên dụng và nước: Loại xà phòng này không gây kích thích âm đạo nên không có nguy cơ gây viêm nhiễm như các loại hóa chất mạnh có trong các loại xà phòng kháng khuẩn khác. Vệ sinh “vùng kín” với nước sạch sau khi dùng xà phòng chuyên dụng, sau đó lau khô bằng khăn sạch và mặc quần áo sạch.
- Làm sạch “vùng kín” cẩn thận sau khi đi tiểu, đại tiện: Điều này sẽ giúp giữ cho vùng âm đạo của bạn khô và sạch sẽ trong suốt cả ngày. Sử dụng khăn/giấy mềm, không mùi, không chứa thuốc nhuộm hay hóa chất khác. Lau từ trước ra sau để ngăn chặn phân từ hậu môn lên âm đạo gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thay băng vệ sinh, tampon và quần lót thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ”: Lượng máu kinh xuất ra nếu để lâu sẽ tạo ra mùi hôi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh trong ngày có kinh nguyệt không chứa hương thơm hoặc thuốc nhuộm vì các hóa chất này có thể làm hại sức khỏe của bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh “vùng kín” sau khi quan hệ tình dục: Dịch cơ thể xuất ra trong quá trình “quan hệ” có thể gây nhiễm trùng, dị ứng và tạo mùi hôi nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ các loại trái cây, rau và ngũ cốc như gạo nâu sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng trong cơ thể bạn, đặc biệt là ở “vùng kín”.
Cách ăn uống phù hợp để giúp vùng kín khoẻ mạnh và sạch sẽ:
Phụ nữ thường gặp rắc rối với bệnh nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu, vì vậy hiểu rõ những nguyên tắc ăn uống giúp “vùng kín” khỏe mạnh là rất quan trọng.
Có thể bạn đang bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc bị stress do đời sống bận rộn khiến cho các kích thích tố nữ thay đổi và ảnh hưởng đến sức khỏe của “vùng kín. Khi “vùng kín” không khỏe mạnh, không những bạn sẽ thiếu tự tin mà còn làm đời sống tình dục của phụ nữ gặp nhiều rắc rối. Mục tiêu của việc điều chỉnh chế độ ăn giúp giữ cho “vùng kín” khỏe mạnh là ngăn ngừa nhiễm trùng và duy trì độ pH cân bằng thích hợp. Để đạt được mục đích này, chị em nên lưu ý những nguyên tắc trong ăn uống như dưới đây:
Bổ sung chế phẩm sinh học trong chế độ ăn uống hàng ngày: Cơ thể của chúng ta có thể được ví như là một sinh vật chủ, là nơi cư ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, cả tốt và xấu. Các loại vi khuẩn tốt cho cơ thể người được gọi là chế phẩm sinh học. Một mức độ phù hợp của chế phẩm sinh học có thể giúp giữ cho các vi sinh vật xấu gâynhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nấm men và vi khuẩn Gardnerella, bị ức chế và khó sinh sôi. Bạn có thể bổ sung các chế phẩm sinh học bằng cách ăn thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua.
Ăn tỏi hàng ngày: Tỏi từ lâu đã được biết đến như một thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn cao. Y học phương Tây đang ngày càng xem trọng vai trò của loại thực phẩm này trong việc phòng và chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Các nhà khoa học cũng như các bác sĩ chuyên sản khoa nhấn mạnh rằng tỏi thường được khuyến cáo như là một biện pháp hiệu quả cao, hầu như không gây tác dụng phụ trong việc khắc phục các bệnh nhiễm trùng nấm men. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên ăn 1-3 nhánh tỏi mỗi ngày, tốt nhất là tỏi tươi không phải những loại đã qua quá trình ngâm, ướp, đóng hộp.
Lưu ý bổ sung vitamin C và E mỗi ngày: Vitamin E là loại vitamin cần thiết để duy trì nét tươi trẻ của làn da cũng như giúp ngăn ngừa khô âm đạo. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó và quả phỉ. Vitamin E cũng được tìm thấy nhiều trong các loại dầu có lợi như dầu dừa, dầu oliu. Bên cạnh vitamin E, vitaminC cũng là một trong những vi chất thiết yếu cần được bổ sung hàng ngày để duy trì sức khỏe của “vùng kín”. Với đặc tính kháng viêm, tăng cường khả năng đề kháng và giúp các vết thương mau lành, vitamin C hỗ trợ bảo vệ “vùng kín” trước các tác nhân gây hại bên ngoài. Các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, ớt xanh và ớt đỏ, bông cải xanh là các thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cũng như các loại chế phẩm sinh học nhằm bảo vệ vùng kín thì phần quan trọng nhất của việc phòng và điều trị bệnh nhiễm nấm âm đạo nói chung và nhiễm nấm candida nói riêng là phải hạn chế việc dùng các thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate.
MecuBen.com