Đôi khi cân nhắc phá thai ở 1 khía cạnh nào đó vẫn tốt hơn sinh ra 1 em bé không đủ sức khoẻ, hay thiếu sót 1 cơ quan nào đó. Tuy nhiên, dù là gì đi nữa các cặp đôi trừ khi bất khả kháng mới đi đến trường hợp cuối cùng này. Nếu bằng không phải giữ được thai nhi bằng mọi cách, tránh trường hợp vì giới tính, hay sự lỗ mãng trong tình cảm mà nhẫn tâm bỏ đi đứa bé. Trong khi ngoài…
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để cải thiện sức khoẻ sinh sản cho cả vợ và chồng? (2020 2021)
- Sự khác biệt giữa dấu hiệu mang thai và triệu chứng tiền kinh nguyệt (2020 2021)
- Phụ nữ sẩy thai nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng có lại cơ hội làm mẹ (2020 2021)
- Lưu ngay những điều các bà bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 16 (2020 2021)
- Nam giới có con được hay không khi chỉ có 1 tinh hoàn? (2020 2021)
Đôi khi cân nhắc phá thai ở 1 khía cạnh nào đó vẫn tốt hơn sinh ra 1 em bé không đủ sức khoẻ, hay thiếu sót 1 cơ quan nào đó. Tuy nhiên, dù là gì đi nữa các cặp đôi trừ khi bất khả kháng mới đi đến trường hợp cuối cùng này. Nếu bằng không phải giữ được thai nhi bằng mọi cách, tránh trường hợp vì giới tính, hay sự lỗ mãng trong tình cảm mà nhẫn tâm bỏ đi đứa bé. Trong khi ngoài kia có biết bao gia đình đang ngày ngày cầu trời khấn phật ban cho họ 1 đứa con. Quan trọng hơn phá thai chưa bao giờ tốt cho sức khoẻ của phụ nữ. Thậm chí nếu làm không khéo sẽ dẫn đến trường hợp không thể có thai được nữa.
Mẹ bầu cân nhắc phá thai trong trường hợp nào?
Mang thai luôn là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên khi sức khỏe của cả mẹ và bé không cho phép thì bắt buộc phải bỏ thai để bảo toàn cho cơ thể người mẹ. Và sau đây sẽ là những trường hợp mà chị em cần cân nhắc phá thai.
Cân nhắc phá thai khi phát hiện thai bị dị tật bẩm sinh
Hiện nay khi mang thai ở những tháng đầu tiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể xác định được tình trạng sức khỏe của bé. Trong thời gian từ tam cá nguyệt thứ nhất, chị em có thể tìm tới các kỹ thuật chẩn đoán như siêu âm, xét nghiệm máu, chọc ối để biết được thai nhi có phát triển bình thường hay không. Và sau khi chẩn đoán sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Khi phát hiện thai bị dị tật bạn cần cân nhắc phá thai
Thứ nhất, sau khi em bé sinh ra vẫn phát triển bình thường.
Trường hợp hai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh và sau khi chào đời sẽ không thể bình thường được.
Trong thực tế những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh thường có cuộc sống khó khăn, sức khỏe bị ảnh hưởng. Do vậy, trong trường hợp này mẹ bầu cần cân nhắc phá thai. Điều này phần cũng chỉ muốn giúp cho con sau này sinh ra không phải chịu những đau đớn, mặc cảm do bệnh tật gây ra mà thôi.
Khi mẹ bầu không đủ sức khỏe mang thai khỏe mạnh
Sức khỏe của mẹ bầu là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới việc mẹ tròn con vuông. Trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu phát hiện mình bị các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim, bệnh ung thư,…thì nên cân nhắc phá thai. Bởi nếu cứ cố để thai phát triển thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của mẹ.
Cân nhắc phá thai khi mẹ bầu có sức khỏe không tốt.
Rất nhiều mẹ bầu đã bỏ mạng để sinh bé ra đời. Tuy nhiên hãy thử nghĩ mà xem nếu bé sinh ra mà không có mẹ thì bé cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Hơn nữa, khi mẹ không khỏe thì thai nhi cũng không thể phát triển khỏe mạnh, bình thường được. Sau khi ra đời bé có thể sức khỏe không tốt, hoặc mắc các bệnh di truyền từ mẹ.
Hướng giải quyết cho trường hợp cần phá thai
Thực sự phá thai là điều không người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên khi sức khỏe và điều kiện không cho phép thì buộc chị em phải “cầm lòng”. Tuy nhiên cần ghi nhớ những điều sau để tránh ôm hận cả đời.
Hướng giải quyết cho trường hợp cần phá thai.
Đầu tiên, việc cân nhắc phá thai nên được sự tư vấn của bác sĩ. Chị em không nên tự ý quyết định khi chưa tiến hành thăm khám.
Tiếp theo, khi phải quyết định bỏ thai thì cần tìm tới các địa chỉ uy tín. Việc phá thai sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản sau này. Do đó, nếu không cẩn thận tìm tới địa chỉ tin cậy, có thể chị em sẽ gặp phải những bệnh lý sau khi bỏ thai. Thậm chí, một vài người bị vô sinh do phá thai chui hay bác sĩ không có tay nghề.
Tùy theo tuổi thai mà áp dụng biện pháp bỏ thai khác nhau. Lựa chọn phương pháp nào cần lắng nghe sự tư vấn thật kỹ từ bác sĩ.
Trong thời gian 1 tuần sau khi bỏ thai, bạn nên bồi bổ sức khỏe. Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất vào cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần tới gặp bác sĩ ngay.
Sau một thời gian, sức khỏe đã phục hồi bạn có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên trước đó hãy chú ý chuẩn bị sức khỏe thật tốt để tránh tái diễn tình trạng này lần thứ 2.
Nếu bạn mắc bệnh tim mạch không thể sinh con và mang thai an toàn. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm việc có con nuôi, thay vì mang thai bởi có lẽ bạn khó lòng giữ được.
Nhìn chung việc bỏ thai là điều không ai muốn. Tuy nhiên hy vọng rằng mẹ bầu cân nhắc phá thai trong trường hợp điều kiện sức khỏe thai nhi không cho phép, hay cơ thể người mẹ không đáp ứng trontg thời gian thai kỳ để đảm bảo mọi chuyện được êm đẹp.