Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến về hậu môn trực tràng. Tỷ lệ người trong cộng đồng mắc bệnh trĩ lên đến trên 50%. Bởi vậy, trong dân gian đến nay vẫn lưu truyền câu: “Thập nhân cữu trĩ”, mang ý nghĩa cứ 10 người thì có tới 9 người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, không nhiều người có đủ kiến thức để nhận ra những dấu hiệu bệnh trĩ ở bản thân, và nhanh chóng tìm phương pháp…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến về hậu môn trực tràng. Tỷ lệ người trong cộng đồng mắc bệnh trĩ lên đến trên 50%. Bởi vậy, trong dân gian đến nay vẫn lưu truyền câu: “Thập nhân cữu trĩ”, mang ý nghĩa cứ 10 người thì có tới 9 người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, không nhiều người có đủ kiến thức để nhận ra những dấu hiệu bệnh trĩ ở bản thân, và nhanh chóng tìm phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ phần nào làm rõ về căn bệnh phổ thông, nhưng lại gây ra nhiều bức bách cho người bệnh này.

Nội Dung Chính

    Dấu hiệu của bệnh trĩ

    Nguyên nhân mắc phải bệnh trĩ:

    Cách điều trị bệnh trĩ

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của những bệnh nhân mắc bệnh trĩ là đại tiện ra máu (ban đầu có thể thấy một lượng máu rất nhỏ dính trên giấy, nhưng lâu ngày máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia), ngứa hoặc kích ứng vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, đau rát do hậu môn nứt, hoặc tắc nghẽn và cuối cùng dễ đưa vào mắt nhất là một khối nhô lên từ hậu môn.

dấu hiệu bệnh trĩChảy máu khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh trĩ

Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ được chia thành hai nhóm chính dựa vào vị trí là dấu hiệu bệnh trĩ nội, và dấu hiệu bệnh trĩ ngoại.

◾️ Dấu hiệu bệnh trĩ nội:

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ nội là hiện tượng chảy máu trong, và sau khi đi đại tiện. Ban đầu, có thể chỉ là lượng máu nhỏ không đáng kể, nhưng lâu ngày có thể dẫn đến lượng máu ra quá nhiều gây thiếu máu, khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao.

Cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn là do hậu môn bị sưng trong quá trình mắc bệnh trĩ nội gây nên. Những trường hợp người bệnh mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ (1,2) sẽ không cảm thấy đau. Nhưng nếu để bệnh tiến triển ngày càng nặng sẽ dễ gây tắc tĩnh mạch. Đây là nguồn cơn của những cơn đau cấp và mãn tính.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hoặc nhìn thấy búi trĩ. Nhưng đến giai đoạn phát triển bệnh tiếp theo, búi trĩ có thể sa xuống hậu môn, và có thể tự thụt vào trong quá trình khi đi đại tiện.

◾️ Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:

Người bệnh mắc bệnh trĩ ngoại sẽ có những dấu hiệu dễ nhìn thấy hơn như nếp gấp ở hậu môn sưng to, hay nứt nẻ hậu môn. Tình trạng này là do các chất bẩn vẫn còn động lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện. Nếu để bệnh tiến triển nặng, búi trĩ sẽ ngày càng to và sa ra ngoài nhiều hơn, gây khó chịu cho người bệnh và tình trạng chảy máu kéo dài.

Nguyên nhân mắc phải bệnh trĩ:

Có rất nhiều nguyên nhân, và yếu tố dẫn đến bệnh trĩ. Trong đó được chia thành những nhóm chính sau:

    Do những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến việc lưu thông của máu đến vùng hậu môn: ngồi lâu một chổ, ít vận động hoặc ngược lại vận động với liều lượng cao trong thời gian dài, nhịn đại tiện thường xuyên,…

    Do các bệnh lý liên quan đến đường ruột làm cho thành ruột hoặc tĩnh mạch bị tổn thương, một số bệnh về đường ruột có thể kể đến như tiêu chảy kéo dài, hội chứng viêm đại tràng,..

    Do người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chế biến sẵn, dầu mỡ nhưng lại ít ăn những thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin.

    Và do một số nguyên nhân khác như di truyền, mang thai và sinh nhiều con, hệ tiêu hoá kém do lớn tuổi,.. cũng là những yếu tố dẫn đến mắc bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ Tây y đến Đông y được lưu truyền và áp dụng, người bệnh tuỳ theo tình trạng bệnh tình của mình để cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp nhất.

dấu hiệu bệnh trĩChữa bệnh trĩ bằng nhóm thuốc đặt vào hậu môn

    Chữa bệnh trĩ bằng Tây y bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp nội khoa, và phương pháp ngoại khoa. Phương pháp nội khoa sẽ bao gồm việc sử dụng các nhóm thuốc như nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh; nhóm thuốc dạng bôi trị trĩ và nhóm thuốc đặt vào hậu môn để chữa bệnh trĩ. Còn đối với phương pháp ngoại khoa sẽ sử dụng các thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng vao su, đốt điện, cắt cơ thắt trong hoặc phẫu thuật cắt trĩ để chữa cho người bệnh nhân.

dấu hiệu bệnh trĩChữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam phổ biến

    Các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y cũng không quá xa lạ với mọi người. Các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y phổ biến thường là: châm cứu, bấm huyệt chữa trĩ (hiệu quả cho bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn đầu).

Đặc biệt các bài thuốc nam chữa trĩ vô cùng nổi tiếng như:

    Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt (lấy lá lốt đã rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc, đổ nước ra chậu và xông trong 15 phút; sau đó, tiếp tục ngâm trực tiếp 15 phút nữa).

    Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không (cách làm tương tự như với lá lốt),

    Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ xanh (bổ đôi và buộc úp 2 nửa quả đu đủ mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên và để qua đêm) và

    Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu (cách làm tương tự như với lá lốt)

Tổng hợp