Bác sĩ tư vấn về cách phòng chống các bệnh thường gặp vào mùa đông: Hàng năm, mùa đông, thời tiết chuyển mùa khiến nhiều trẻ phải đến viện khám. Lí do trẻ hay mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm vì mùa đông lạnh, là thời điểm thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (vi khuẩn) phát triển. Ngoài ra, yếu tố toàn cầu hóa, thay đổi môi trường, khí hậu làm vi-rút biến chủng khiến cơ thể dễ mắc…

Có thể bạn quan tâm:

Bác sĩ tư vấn về cách phòng chống các bệnh thường gặp vào mùa đông: Hàng năm, mùa đông, thời tiết chuyển mùa khiến nhiều trẻ phải đến viện khám. Lí do trẻ hay mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm vì mùa đông lạnh, là thời điểm thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (vi khuẩn) phát triển. Ngoài ra, yếu tố toàn cầu hóa, thay đổi môi trường, khí hậu làm vi-rút biến chủng khiến cơ thể dễ mắc hơn. Đề kháng chưa nhiều khiến bệnh dễ mắc, lây lan nhanh….

  • Ho là triệu chứng của nhiều bệnh về hô hấp
  • Dấu hiệu trẻ bị viên đường hô hấp cấp
  • Trẻ bị ho có đờm và sổ mũi là các biểu hiện về bệnh hô hấp

Phòng chống các bệnh thường gặp vào mùa đông

Thời tiết đang chuyển từ thu sang đông với diễn biến phức tạp. Những ngày gần đây, trời chuyển nắng nóng khi đang giữa mùa đông bất thường khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, rất dễ nhiễm bệnh. Một số bệnh thường gặp trong mùa đông có thể kể tới là cảm cúm, viêm mũi dị ứng, đau xương khớp, đau tim. Chúng có thể tấn công tất cả mọi người, gây hậu quả tiêu cực, thậm chí tử vong. Trong đó, đối tượng dễ chịu ảnh hưởng này chính là người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Vậy làm thế nào để phòng tránh các bệnh nguy hiểm mùa đông cho bản thân và những người thân yêu? Nhằm giúp các bạn có thêm hiểu biết cũng như cách phòng chống những căn bệnh này, Sống khoẻbáo Sức Khỏe Đời Sống sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp với chủ đề: Phòng chống các bệnh mùa đông. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu. Đó là:

  • PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy. Trưởng bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng – BV Nhi TW.
  • ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng Cấp cứu – Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai.
  • ThS.BS. Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Phòng chống các bệnh thường gặp vào mùa đông

Phòng chống các bệnh thường gặp vào mùa đông

MC: Thưa PGS.TS, nguyên nhân chính nào khiến nhiều người dễ mắc bệnh vào mùa đông đến vậy, đặc biệt là các bệnh hô hấp và truyền nhiễm, đặc biệt là đối tượng trẻ em?

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Hàng năm, mùa đông, thời tiết chuyển mùa khiến nhiều trẻ phải đến viện khám. Lí do trẻ hay mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm vì mùa đông lạnh, là thời điểm thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (vi khuẩn) phát triển. Ngoài ra, yếu tố toàn cầu hóa, thay đổi môi trường, khí hậu làm vi-rút biến chủng khiến cơ thể dễ mắc hơn. Đề kháng chưa nhiều khiến bệnh dễ mắc, lây lan nhanh.

MC: Mùa đông với đặc trưng là nền nhiệt độ thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ ẩm không khí giảm, khiến sức khỏe con người suy giảm, sức đề kháng kém đi, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh những dịch bệnh vốn lưu hành trong mùa đông ở nước ta như cúm, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng hay sốt xuất huyết, thì trong những năm gần đây đã xuất hiện một số vi-rút gây bệnh truyền nhiễm mới như MERS-CoV, Ebola… Xin được hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Vậy lý do vì sao ngày càng có nhiều bệnh mới, còn những bệnh cũ thì trở nên khó chữa hơn trước?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh sốt xuất huyết, cúm… là những bệnh vốn có, vi-rút nhân lên rất nhanh, sinh ra đột biến làm cho mầm bệnh mới hơn, cơ thể khó chống lại. thực tế, hành vi của cộng đồng xã hội tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển: an toàn vệ sinh thực phẩm, khí hậu, môi trường ô nhiễm… Ngày càng nhiều mầm bệnh tăng đề kháng thì sức đề kháng của cơ thể lại càng khó khăn hơn. Đọc thêm tại bài viết cách chăm sóc trẻ bị sốt

MC: Xin hỏi ThS.BS. Lê Thị Hải, hiện nay nhiều thực phẩm trên thị trường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Liệu đồ ăn độc hại cũng là một nguyên nhân khiến con người ngày càng mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài tầm kiểm soát như thế không?

Xem thêm: Tính ngày rụng trứng qua cách đo thân nhiệt

ThS.BS. Lê Thị Hải: Hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, nguy cơ mắc bệnh cao. Người già thường suy giảm hệ miễn dịch. Khi thời tiết thay đổi cần lưu ý chế độ dinh dưỡng ngay trong bữa ăn hàng ngày.

[email protected]: Cháu năm nay 24 tuổi, khoảng 4 năm nay cháu bị dị ứng thời tiết mùa đông. Khi cháu hoạt động nhiều và ánh nắng mặt trời của mùa đông chiếu vào thì toàn thân người cháu ngứa rất khó chịu. Nếu cháu đứng vào chỗ mát nghỉ 1 lúc hoặc lấy nước lạnh xoa vào chỗ bị ngứa thì sẽ hết ngứa liền, cháu có đi khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh, uống thuốc rồi nhưng không có hiệu quả. Cháu phải làm thế nào để điều trị dứt hẳn?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Dị ứng mùa đông, thời tiết trở lạnh, cơ thể nổi mày đay, có thể bị viêm phế quản. Câu hỏi của bạn thiên về dị ứng ánh nắng mặt trời. Bạn nên che kín những vùng da dễ tiếp xúc với ánh nắng: mặc quần áo dài tay, khẩu trang bịt mặt, đeo kính… Y tế có biện pháp thay đổi cơ địa, tuy nhiên cần thăm khám tại chuyên khoa miễn dịch dị ứng để được tư vấn cụ thể.

[email protected]: Thưa bác sĩ, con tôi 13 tuổi cháu mắc bệnh hen phế quản từ lúc 3 tuổi. Gia đình tôi ở huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ nên chưa cho cháu đi khám ở bệnh viện tuyến Trung ương bao giờ. Gia đình tôi chỉ mua thuốc ở quầy dược cho cháu uống hết cơn hen nhưng không khỏi. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Môi trường hiện nay làm cho bệnh dị ứng khá phát triển, nhất là hen phế quản. Đây là bệnh không chữa khỏi hẳn, có thể hạn chế cơn hen cấp (thở khò khè, nặng ngực). Cần xác định chính xác, mức độ nặng để có phác đồ điều trị. Có nhiều thuốc có thể điều trị nhưng cần thăm khám, đo chức năng hô hấp… để có tư vấn phù hợp (ở mức độ khác nhau) và lời khuyên chính xác hơn.

MC: Thưa ThS.BS. Lê Thị Hải, để phòng tránh hen phế quản cho bé, cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

ThS.BS. Lê Thị Hải: Cơ địa dị ứng có thể là thời tiết, bụi, phấn hoa, thức ăn… Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần tránh xa thực phẩm có thể gây dị ứng. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: ăn đủ chất đạm (thịt, cá,tôm, cua, trứng, sữa), vitamin A (rau củ quả, bí đỏ,cà chua, cà rốt, đu đủ, chuối), vitamin C (cam, quýt, bưởi, rau xanh), sắt, kẽm (hàu, ngao, thịt gà)… để tăng cường hệ miễn dịch. Chế độ ăn cân đối, cân bằng, riêng đối với trẻ bị hen phế quản cần lưu ý những thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là sữa, hải sản, đậu, lạc…

Phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang?

Phạm Quang Khánh, Ninh Bình: Thưa bác sĩ, Em năm nay 28 tuổi, là nam giới. Em muốn hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang? Năm nào cũng thế, cứ thời tiết chuyển lạnh là em rất ngứa mũi, chảy nước mũi đặc biệt là khi ngủ dậy và hắt xì hơi liên tục. Em cần làm gì để giảm thiểu bệnh này? Em xin cảm ơn! 8 cách đơn giản giúp chữa nghẹt mũi ngay tại nhà

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Viêm mũi dị ứng: chảy nước mũi, hắt hơi liên tục khi thời tiết thay đổi. Viêm xoang thường đau nặng mặt, kèm theo chảy nước mũi (phía trước hoặc phía sau). Ngứa mũi, hắt hơi nhiều, lặp đi lặp lại… có liên quan tác nhân như thay đổi thời tiết, môi trường… nghĩ đến viêm mũi dị ứng, quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây dị ứng (khói, bột giặt, môi trường, mùi sơn…) để có biện pháp phòng tránh. Khuyên bạn cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng để giải quyết viêm mũi dị ứng.

MC: Thưa ThS.BS. Lê Thị Hải, với những bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng hay viêm xoang thì cần có chế độ ăn uống như thế nào để ‘sống chung’ với căn bệnh ạ?

ThS.BS. Lê Thị Hải: người mắc cơ địa dị ứng (viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản…) cần chú ý tác nhân gây dị ứng. Tránh thức ăn gây dị ứng. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nguyễn Thị Huệ (Lào Cai): Em 37 tuổi. Em có tiền sử bệnh viêm phế quản mãn tính. Cứ trở trời em lại bị ho và ho có rất nhiều đờm, người rất mệt, uống thuốc không khỏi mà phải tiêm kháng sinh liều cao. Em là giáo viên, do điều kiện công việc em hay phải nói nhiều. Tiêm xong khỏi một thời gian em lại bị lại, đâu lại hoàn đấy. Xin bác sĩ tư vấn giúp em để em có sức khoẻ tốt hơn và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người ạ. Em cảm ơn rất nhiều.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Bạn cần xác định chính xác là bị viêm phế quảnhay bệnh tắc nghẽn, hen phế quản. Nếu hen phế quản cần dùng thuốc dự phòng. Khi tiêm tại y tế cơ sở, không tự ý mua thuốc về nhà tiêm, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ… rất nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm : Các lời chúc tết, chúc mừng năm mới ý nghĩa nhất

Phòng bệnh lây lan qua đường hô hấp như thế nào cho hiệu quả?

[email protected]: Được biết, các bệnh vào mùa đông thường do lây nhiễm qua tiếp xúc. Cơ thể có sức đề kháng yếu càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào cơ thể. Vậy phải phòng bệnh như thế nào để giảm thiểu bệnh xâm nhập vào cơ thể?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc, thường là tay chân nhiễm bẩn đưa thức ăn lên miệng hoặc đồ ăn nhiễm bẩn vào cơ thể… Biện pháp cơ bản là rửa tay thật kĩ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đồ vật sống, bẩn… Bệnh mùa đông chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn tồn tại kéo dài, lơ lửng trong không khí (Cúm). Kiểm soát tốt trường hợp ho, cần vệ sinh khi ho: che mũi miệng (tay, khăn tay, khuỷu tay) để mầm bệnh không phát tán. Người viêm nhiễm đường hô hấp trên nên nghỉ làm, nghỉ học để mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh, giảm thiểu lây nhiễm.

Văn Thị Nga (Ninh Bình): Chào ThS.BS. Lê Thị Hải. Tôi năm nay 35 tuổi. Cứ đến mùa lạnh là tôi hay bị ho, dù không nặng nhưng hay có cảm giác ngứa cổ. Qua tìm hiểu tôi có biết một vài phương thuốc dân gian chữa ho như mật ong hấp chanh, mật ong hấp tỏi. Liệu những cách chữa như vậy có mang lại hiệu quả thực sự không? Bị ho khá thường xuyên như tôi liệu có thể chữa được bằng phương pháp dân gian đó không? Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS. Lê Thị Hải: Cần khám để tìm ra nguyên nhân ho, không tự ý dùng phương pháp dân gian khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, phòng ngừa chứ không thể điều trị và trị dứt điểm được bệnh. 1 cốc nước ấm pha chút mật ong và chanh có thể phòng ngừa bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi khi đã mắc bệnh. Tỏi cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cúm.

Đào Hồng Hạnh (Hà Nội): Tôi được biết, môi trường bệnh viện rất nhạy cảm với trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh, khi các bé nhập viện đều có sức đề kháng kém, trẻ càng dễ lây nhiễm bệnh tật. Vậy tôi phải làm thế nào để tránh lây nhiễm chéo cho trẻ mỗi khi đưa bé đi khám thưa bác sĩ?

Xem thêm: Ý nghĩa đêm giao thừa trong đời sống

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Đây là câu hỏi rất thực tế. Cần bình tĩnh, không vội vàng đưa trẻ đi viện. Chọn cơ sở y tế gần nhất (phường, thành phố). Bệnh viện lớn để khám chuyên khoa sâu, bệnh nặng, bệnh viện là môi trường nhiều vi khuẩn, vi-rút kháng bệnh rất cao. Nếu có điều kiện, nên đặt lịch khám. Đến viện cần đeo khẩu trang, không tập trung chỗ đông người sẽ giảm tải bệnh. Sau khi đi khám về cần rửa tay sạch sẽ, đây cũng là cách để giảm tải bệnh lây qua đường hô hấp.

Theo http://songkhoe.vn/truc-tiep-tu-van-ve-cac-benh-mua-dong-s2964-0-257906.html