1. Bánh tét Trà Cuôn xanh màu lá ngót đẹp mắt là đặc sản Tết ở tỉnh nào? Cà Mau Đồng Tháp Trà Vinh An GiangBánh tét Trà Cuôn là đặc sản thơm ngon nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh, rất được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên đán của người Việt hay lễ hội Ok Om Bok của người Khmer. Màu sắc bánh chính là một điểm đặc biệt của bánh tét Trà Cuôn. Khi gói, người ta trộn đều nước ép lá rau bồ…

Có thể bạn quan tâm:

1. Bánh tét Trà Cuôn xanh màu lá ngót đẹp mắt là đặc sản Tết ở tỉnh nào?

Cà Mau
Đồng Tháp
Trà Vinh
An Giang

Bánh tét Trà Cuôn là đặc sản thơm ngon nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh, rất được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên đán của người Việt hay lễ hội Ok Om Bok của người Khmer. Màu sắc bánh chính là một điểm đặc biệt của bánh tét Trà Cuôn. Khi gói, người ta trộn đều nước ép lá rau bồ ngót (rau ngót) với nếp để tạo nên màu xanh tự nhiên đẹp mắt, ấn tượng cho món ăn. Ảnh: @jonh.lt.

2. Nhân bánh tét Trà Cuôn thường có nguyên liệu đặc biệt nào sau đây?

Lòng đỏ trứng muối
Tôm chua
Nem chua
Thịt nai

Ngoài các nguyên liệu quen thuộc để làm món bánh tét như nếp, thịt mỡ, đậu xanh… bánh tét Trà Cuôn thường có thêm lòng đỏ trứng muối ở nhân. Thưởng thức từng lát bánh tét có mặt cắt mịn màng, màu sắc đẹp mắt, người ăn sẽ cảm nhận được hương thơm nhẹ của lá ngót, độ mềm dẻo của nếp, chút ngấy của thịt mỡ, vị bùi bùi của đậu, thêm chút beo béo, mằn mặn của lòng đỏ trứng muối rất hấp dẫn. Ảnh: @bb.foodie.

3. Địa danh Trà Cuôn hiện thuộc huyện nào của tỉnh Trà Vinh?

Huyện Cầu Đứng
Huyện Cầu Dài
Huyện Cầu Ngang
Huyện Cầu Dọc

Trà Cuôn là địa danh ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, dọc theo tuyến quốc lộ 53. Về mặt địa lý, huyện Cầu Ngang nằm phía đông nam tỉnh, bên bờ sông Cổ Chiên ở cửa Cung Hầu, tập trung nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thương hiệu bánh tét Trà Cuôn ngày nay không chỉ có tiếng ở nhiều địa phương trong cả nước, mà còn theo chân bà con kiều bào đến tận “trời Tây”. Ảnh: @daisydaisynguyen.

4. Ngoài huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh còn có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

9
8
7
6

Trà Vinh là tỉnh duyên hải thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài huyện Cầu Ngang, tỉnh này hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện khác, gồm TP Trà Vinh – tỉnh lỵ, thị xã Duyên Hải và các huyện: Duyên Hải (cùng tên thị xã), Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú và Châu Thành. Ảnh: @steve.ninh.nguyen.

5. Bún nước lèo Trà Vinh thường có thành phần nguyên liệu nào sau đây?

Mắm bò hóc
Thịt heo quay
Các loại rau thơm, giá sống, bắp chuối bào, bông súng…
Tất cả các nguyên liệu trên

Bún nước lèo là một món ăn hấp dẫn ở miền Tây, trong đó bún nước lèo Trà Vinh là một “tên tuổi” khá nổi tiếng. Món ăn này ở Trà Vinh thể hiện được sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của các tộc người cùng sinh sống ở đây. Ngoài bún, thành phần nguyên liệu chế biến bún nước lèo thường có mắm bò hóc (có thể gặp một số cách viết khác nhau) của người Khmer, thịt heo quay của người Hoa, cá đồng, các loại rau thơm, giá sống, bắp chuối bào, bông súng… Ảnh: @lisavalentinaa_.

6. Thương hiệu bánh canh nào sau đây là một đặc sản nổi danh của tỉnh Trà Vinh?

Bánh canh Bến Đợi
Bánh canh Bến Chờ
Bánh canh Bến Có
Bánh canh Bến Nước

Bánh canh Bến Có là món ăn nổi tiếng nằm trong danh sách “phải thử” của nhiều du khách khi đến Trà Vinh. Địa danh Bến Có hiện thuộc xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành ở tỉnh này. Tô bánh canh Bến Có thường có những sợi bánh canh tròn, dai, to hơn sợi bún, làm từ bột gạo ngon, chan ngập nước súp hầm từ xương, thịt ngọt thanh, đậm đà cùng đủ loại lòng như bao tử, phèo, tim, cật, gan… đầy ắp rất hấp dẫn. Ảnh: @vivianlo.

7. Địa danh Cầu Kè ở tỉnh Trà Vinh gắn với sản vật nào sau đây?

Dừa sáp
Dừa nến
Dừa đèn
Dừa mật

Dừa sáp Cầu Kè là một trong những sản vật đặc trưng ở Trà Vinh. Không giống các loại dừa thông thường, dừa sáp Cầu Kè “đặc ruột”, rất nước ít, lại sánh sệt, có cơm dày choán hết phần ruột bên trong, không giòn mà mềm dẻo xốp như bột quánh. Cách đơn giản nhất để thưởng thức dừa sáp là bổ đôi trái, dùng muỗng múc trực tiếp. Bạn cũng có thể dùng dừa sáp chế biến thành sinh tố, cho thêm sữa, đường, đá lạnh… hấp dẫn. Ảnh: @jadexinhdep.

5 bến phà lớn trong ký ức người miền Tây Nhiều bến phà ở miền Tây từng là ký ức của những người con vùng đất này đã dừng hoạt động khi các cây cầu lớn được xây dựng thay thế.

Song Phúc