Giá trị dinh dưỡng từ củ kiệuCủ kiệu là củ của cây kiệu, một loại cây thân thảo thuộc họ hành, thân màu trắng, hình trái xoan thuôn. Đây là cây gia vị được sử dụng rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.Đĩa kiệu muối luôn có sẵn trên mâm cơm người Việt trong dịp Tết – Ảnh minh họa: InternetCủ kiệu còn có tên gọi khác là tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn, dã toán,…

Có thể bạn quan tâm:

Giá trị dinh dưỡng từ củ kiệu

Củ kiệu là củ của cây kiệu, một loại cây thân thảo thuộc họ hành, thân màu trắng, hình trái xoan thuôn. Đây là cây gia vị được sử dụng rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Đĩa kiệu muối luôn có sẵn trên mâm cơm người Việt trong dịp Tết – Ảnh minh họa: Internet

Củ kiệu còn có tên gọi khác là tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Theo Đông y, củ kiệu vị cay, đắng, tính ấm tốt cho kinh phế, đại tràng; giúp thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau. Kiệu có tác dụng làm ấm bụng, trị viêm mũi mãn tính, buồn nôn, xương khớp sưng đau, tức ngực, khó thở.

Trong ẩm thực, củ kiệu có thể được dùng để muối chua hoặc xào cùng các thực phẩm khác như mực, tôm, nghêu, sò hoặc lòng gà, lòng lợn…

Thông thường trong dịp Tết, mâm cơm người Việt không thể thiếu được đĩa kiệu muối ăn kèm thịt mỡ, bánh chưng. Lá kiệu có thế dùng trực tiếp như các loại rau hoặc dùng để nhúng lẩu.

Cả củ kiệu và lá kiệu đều dùng trong chế biến món ăn – Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu, cứ 100g củ kiệu tươi chứa 3,1g protein; 1,2g chất béo; 18,3g carbohydrate; 0,7g chất xơ hòa tan. Thành phần dinh dưỡng của củ kiệu còn chứa nguồn vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C dồi dào cùng các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, magie, kali, natri, kẽm.

Kinh nghiệm chọn mua củ kiệu để muối

Hũ kiệu muối trắng tinh, thơm giòn là nét đặc trưng trong ngày Tết ở các vùng miền nước ta. Đĩa dưa hành, kiệu muối thường ăn kèm các món ăn giàu đạm như chả giò, thịt đông… sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, giải tỏa cảm giác chán ngấy vị béo vì thịt mỡ.

Để chuẩn bị những lọ kiệu muối hấp dẫn, bạn cần chú ý ngay từ công đoạn đầu tiên chọn lựa kiệu để muối. Để làm được điều này, bạn chỉ cần “bỏ túi” một số bí quyết đơn giản.

Phân biệt các loại củ kiệu

Kiệu Huế và kiệu trâu là hai loại củ kiệu thông dụng – Ảnh minh họa: Internet

Củ kiệu gồm hai loại: kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Kiệu Huế có đặc điểm thân nở, eo thắt rõ rệt, đuôi kiệu mảnh, không dày.

Trong khi đó kiệu trâu thân dài hơn, đuôi to, không thắt eo. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên mua kiệu Huế làm để có hũ kiệu muối chất lượng, giòn hơn, thơm hơn so với kiệu trâu.

Chọn củ kiệu có kích thước nhỏ vừa phải

Để làm được món kiệu muối thơm ngon bạn nên chọn những củ kiệu thân nhỏ vừa phải. Nên hạn chế chọn những củ kiệu quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon. Củ kiệu nhỏ, vừa ăn sẽ nhanh thấm gia vị, gia tăng độ thơm ngon.

Chọn củ kiệu bóng, mẩy, không dập nát

Nên chọn những của kiệu trắng tươi, không dập nát, không trầy xước – Ảnh minh họa: Internet

Củ kiệu nên chọn những bó đều, màu trắng tươi, không bị trầy xước, dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo rõ ràng sẽ đẹp mắt khi muối và bày trí món ăn ra đĩa.

Bằng kinh nghiệm chọn kiệu muối đơn giản, bạn sẽ thành công khi chuẩn bị tươm tất những lọ dưa cà và kiệu muối trong bữa ăn ngày Tết.

Thục Uyên (T.H)