Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh: Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Phải làm gì khi bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân?
Làm thế…

Có thể bạn quan tâm:

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh: Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Hỏi về tăng cân ở trẻ sơ sinh? 

Con tôi hiện nay được 3 tháng 14 ngày, lúc sinh cháu nặng 3,3kg, tháng đầu tiên cháu tăng 1,4kg, sang tháng thứ 2 cháu tăng 1,3kg nhưng sang tháng thứ 3 cháu tăng có 0,6kg. Cháu bú mẹ hoàn toàn, 1 tuần nay cháu không chịu bú mẹ, vắt sữa mẹ ra bình cháu cũng không chịu ti. Pha sữa công thức cũng không được. Mỗi ngày cháu bú rất ít, trước thì 3 tiếng cháu bú 1 lần nhưng bây giờ có khi 8 tiếng cháu cũng không chịu bú. Thức cũng không khóc, chỉ ngậm tay, cho bú thì giẫy ra ngậm tay. Ngày nào cháu cũng đại tiện 1 lần vào sáng sớm, phân bình thường. Tôi không biết cháu bị làm sao, mong bác sĩ tư vấn….

Trả lời về vấn đề trên, BS.Huỳnh Thị Diễm Kiều – Phòng KHTH, BV Nhi Đồng 2 chi biết:

  • Tốc độ tăng cân của bé bạn như vậy là bình thường. Sau sanh, bé sơ sinh có thể bị sụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 trẻ tăng cân rất nhanh, 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 0,6 kg/tháng, càng về sau tốc độ tăng càng chậm, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,3 – 0,4 kg/tháng. Trẻ 1 đến 10 tuổi tăng 2 – 2,5 kg/năm.
  • Bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn như vậy là rất tốt. Bé tăng cân tốt, đi tiểu bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Bạn cần xem lại các vấn đề như gần đây bạn có ăn thức ăn nhiều mùi vị quá hay không, trẻ có bị viêm họng, loét miệng, nấm miệng gì hay không.
  • Bạn cần rơ miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí cho trẻ mỗi ngày. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ói, chướng bụng, lừ đừ… bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Tốc độ phát triển cân nặng của một đứa trẻ mới sinh bình thường khoảng 3 – 3,5 kg, nếu bé có cân nặng dưới 2,5 kg, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.
Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh. Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Nếu không bạn có thể dựa vào các mốc chính như:

  • 10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
  • 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
  • 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Biểu đồ tăng trưởng của bé sơ sinh

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân và cách xử trí

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần. Nhìn chung, nếu bé hầu như không (hoặc chậm) tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.

Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:

  • Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
  • Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
  • Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
  • Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần. Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ: Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:

  • Bé làm ướt 6-8 chiếc tã mỗi ngày.
  • Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
  • Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
  • Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.

Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân:

Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.

Lưu ý: Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.

Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân. Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.