Bệnh tiểu đường là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nếu không được kiểm soát kĩ sẽ gây ra các biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, mù lòa,..

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị của người bệnh tiểu đường. Lối sống ăn uống, sinh hoạt khi mắc bệnh là một trong những nguyên nhân phổ biến ở người bệnh. Vậy chúng ta nên kiêng gì? Sau…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tiểu đường là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nếu không được kiểm soát kĩ sẽ gây ra các biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, mù lòa,..

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị của người bệnh tiểu đường. Lối sống ăn uống, sinh hoạt khi mắc bệnh là một trong những nguyên nhân phổ biến ở người bệnh. Vậy chúng ta nên kiêng gì? Sau đây là 6 loại thực phẩm cần tránh:

Nội Dung Chính

    Cơm trắng, bánh mì, mì ống

    Thực phẩm ăn liền

    Rượu, bia và các loại nước có cồn

    Hạn chế những thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol

    Hạn chế các loại hoa quả sấy khô, mức hoa quả

    Sữa

    Những thức ăn ngọt 

    Vậy chúng ta nên ăn gì ngoài những thực phẩm đó để tốt cho sức khỏe?

Cơm trắng, bánh mì, mì ống

Cơm, bánh mì, mì ống là các thực phẩm đã qua chế biến, có hàm lượng bột đường cao.

Ăn bánh mì, mì và các loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế khác cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Những tác hại của bánh mì mà bạn không ngờ tớiNgười thường xuyên ăn bánh mì có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư thận, tim mạch, tiểu đường

Người ăn gạo trắng thường xuyên có thể làm cho bệnh tình của họ ngày càng nghiêm trọng hơn vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng gạo lức vì loại gạo này có thể làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu, và cung cấp nhiều loại khoáng chất, chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm ăn liền

Thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tớiMột gói mì ăn liền thì hầu như không chứa một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe

Thực phẩm ăn liền như mì, phở, cháo, bún,… đã được chứng nhận không tốt cho sức khỏe ngay cả với người bình thường. Vậy nên đối với người mắc bệnh tiểu đường sẽ càng là điều cấm kị hơn.

Rượu, bia và các loại nước có cồn

Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống rượu bia như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thểƯớc tính việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam khiến hàng chục nghìn người tử vong và hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị vì các bệnh liên quan

Các loại thức uống này mỗi ngày đều được bán ra với số lượng lớn ở Việt Nam. Đối với người bình thường, khi sử dụng chúng với một mức vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường, tuyệt đối không nên sử dụng. Vì các loại thức uống này khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh và không kiểm soát được.

Hạn chế những thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol

Các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, sandwich, hamberger chứa hàm lượng cholesterol caoTiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật. Kiêng ăn dầu mỡ động vật như: heo, gà, vịt,.. thay thế bằng các loại dầu thực vật và tránh sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bơ mứt, các loại kem. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm chúng vào bánh quy và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Kiêng ăn mặn hoặc tránh những thức ăn chứa nhiều muối vì chế độ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người bị bệnh tiểu đường.

Các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được lượng đường huyết. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất bêó bão hòa và cholesterol trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa,..thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem.

Hạn chế các loại hoa quả sấy khô, mức hoa quả

Hoa quả sấy khô và những tác hại tiềm ẩn Thực phẩm sấy khô thường được bổ sung thêm lượng đường để tăng calo trong sản phẩm, dẫn đến cơ thể được nạp năng lượng ảo so với thực tế

Các loại trái cây, hoa quả thường có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trái cây sấy khô thì ngược lại, chúng chứa lượng đường tự nhiên rất cao, khiến nồng độ đường trong máu tăng vọt. Vì thế, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều.

Sữa

Nếu uống quá nhiều sữa sẽ gây ra một số tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm Uống 3 ly sữa mỗi ngày là đủ những nếu uống nhiều hơn sẽ gây hại cho cơ thể

Sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ giảm đề kháng insulin nên không tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.

Những thức ăn ngọt 

Ăn nhiều đồ ngọt gây ra bệnh tiểu đường Việc hấp thu quá nhiều hàm lượng đường gây tổn hại đến cơ năng của toàn cơ thể và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc

Người bệnh tiểu đường tuyệt đối kiêng các thức ăn có vị ngọt nhân tạo, bởi với người bệnh tiểu đường đã có lượng mức đường vượt ngưỡng cho phép. Nên nếu không kiêng sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, biến chứng sẽ xảy ra nhanh hơn. Những thức ăn có vị ngọt nhân tạo nên hạn chế: bánh ngọt, nước uống có ga, mía đường,…

Vậy chúng ta nên ăn gì ngoài những thực phẩm đó để tốt cho sức khỏe?

Người bệnh tiểu đường cần nên bổ sung nhiều dưỡng chất hơn người bình thường. Sau đây là một số những thực phẩm tốt cho sức khỏe người mắc bệnh:

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ,.. được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào,.. các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần cắt hoặc giảm cơm.

    Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ,.. được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

    Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế dộ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive,…

    Rau là loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày thông qua các cách chế biến như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn,… nhưng không nên sử dụng các loại sốt có chất béo.

    Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn thêm nhiều loại trái cây tươi, ép thành nước nguyên chất để uống, không nên ăn kèm với kem, nước sốt. Và tốt nhẩ người bệnh tiểu đường nên chọn những loại trái cây có lượng đường thấp.

Với những thông tin về các thực phẩm người bệnh tiểu đường nên kiêng, thông tin sức khỏe hy vọng sẽ giúp người bệnh có nhiều sự lựa chọn hơn trong thực đơn và luôn có một sức khỏe ổn định nhất.