Bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị. Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ cho chỗ đó khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Sau đó, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhễm trùng. Thêm vào đó còn cần…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị. Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ cho chỗ đó khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Sau đó, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhễm trùng. Thêm vào đó còn cần chú ý ngay cả cách thay băng rốn hàng ngày cho trẻ.

  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè phải làm sao?
  • Bỏ túi 4 bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?
  • Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu Kg trong 1 tháng đầu tiên là đủ?

Bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị.

Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mủ thường có mùi hôi thối khó chịu. Nếu không chữa trị tốt có thể sẽ phát triển thành vết sưng, mưng mủ ở quanh rốn hoặc chứng bại huyết.

2 Cách chữa trị viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện ra trẻ bị viêm rốn, nếu ở thể nhẹ có thể dùng cồn 35 độ thấm bông y tế lau sạch lỗ rốn, sau đó dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra. Nếu đầu rốn còn lại đó bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra. Quan sát nếu thấy mặt ngoài của rốn đã có vảy nhưng bên trong vẫn còn tích tụ mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn mỗi ngày 3 – 4 lần. Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh. Đồng thời cũng nên để ý xem toàn thân có bị chứng bệnh bại huyết không.

Bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu sau khi rốn rụng chỉ có một ít nước rỉ ra thôi thì chỉ cần mỗi ngày 2 lần dùng cồn 75% để lau khô, sát trùng chỗ đầu rốn đó. Sau mấy ngày là vết thương khô và khỏi. Trường hợp này không phụ thuộc chứng bệnh viêm rốn nói trên.

3 Cách phòng viêm rốn cho trẻ

Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ cho chỗ đó khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Sau đó, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhễm trùng. Thêm vào đó còn cần chú ý ngay cả cách thay băng rốn hàng ngày cho trẻ.

4 Thay băng rốn cho trẻ như thế nào?

Rốn của trẻ phải từ 5 – 7 ngày mới rụng. Tuy nhiên, con so thường muộn hơn con dạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng. Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở. làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.

5 Cách thay bằng rốn cho bé

– Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.

– Tháo bỏ băng rốn cũ.

– Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.

– Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.

– Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.

Làm cẩn thận quy trình này sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm rốn cho trẻ. Hãy quan tâm chăm sóc bé ngay từ những việc nhỏ nhất như thế bạn nhé