Bệnh viêm gan B – gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B – gây ra do một loại virút được đặt tên là “virút viêm gan B” (viết tắt là HBV).  Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm: Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài… Nếu ở…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh viêm gan B – gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B – gây ra do một loại virút được đặt tên là “virút viêm gan B” (viết tắt là HBV).  Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm: Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài… Nếu ở thể bệnh này, virút viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và máu (lượng virút trong máu có thể hàng trăm triệu), nhưng chúng không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan chúng ta nên gan vẫn mềm mại, không bị hư hại.

Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết, Sốt siêu vi, bệnh sởi

Viêm gan B là gì?

  • Viêm gan B là bệnh nguy hiểm, xếp thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong, song có thể dự phòng hiệu quả nhờ tiêm ngừa. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới được chẩn đoán đã hoặc đang nhiễm virus này, trong đó 350 triệu người bị mãn tính. Hằng năm hơn một triệu người chết do các tổn thương gan gây ra bởi virus này (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan).
  • Bệnh viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) là một dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
  • Tác hại của bệnh Viêm gan B: Viêm gan B ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng cách hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì từ viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì viêm gan B mãn tính sẽ dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.
Kiến thức cần biết về bệnh Viêm Gan B (Viêm gan siêu vi B)

Kiến thức cần biết về bệnh Viêm Gan B (Viêm gan siêu vi B)

Những ai thường mắc bệnh Viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh rất dễ lây nhiễm từ những người nhiễm bệnh viêm gan B sang cho người bệnh chưa mắc bệnh, vậy ai sẽ là những người dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao nhất? Viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém dễ bị virus tấn công hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bệnh viêm gan B không được bảo vệ an toàn, đó là những người dễ nhiễm bệnh viêm gan B dưới đây:

  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em
  • Nhân viên y tế
  • Người nghiện hút ma túy, xăm mình

Triệu chứng của bệnh Viên gan B:

Theo Bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã – Chuyên khoa gan: Bệnh viêm gan B là bệnh rất dễ lây nhiễm, hơn nữa đây còn là bệnh có diễn biến bệnh rất phức tạp, người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B trải qua hai giai đoạn bệnh đó là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.  Đọc thêm về Cách phân biệt bệnh Đau thần kinh toạ với Thoái vị đĩa đệm

Ở mỗi giai đoạn bệnh gan thì có thể bệnh có triệu chứng khác nhau, đôi khi những triệu chứng bệnh không rõ ràng vì triệu chứng không kéo dài nên người bệnh rất khó nhận biết, tuy nhiên, đối với mỗi bệnh nhân viêm gan B thì những triệu chứng viêm gan B mà người bệnh có thể mắc phải là:

  • Sốt ( đặc biệt là sốt vào buổi chiều) và mệt mỏi. Đây là hai triệu chứng đầu tiên mà người bệnh viêm gan B mắc phải.
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Phân lỏng, nát, phân có màu xám
  • Đau tức hạ sườn phải

Cần xét nghiệm gì trước khi tiêm phòng bệnh viêm gan B?

Theo khuyến cáo, người trưởng thành hay trẻ lớn chưa được tiêm văcxin từ chương trình tiêm chủng mở rộng và chưa có kháng thể với viêm gan siêu vi B cũng nên tiêm ngừa sớm. Đặc biệt ở nhóm dân số nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), chung sống với người bệnh viêm gan B, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV… Bài đọc thêm: Bệnh sỏi thận và cách chữa trị hiệu quả

Những năm gần đây, dịch vụ tiêm văcxin có thu phí cũng góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhiều gia đình bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhìn chung cả 2 loại văcxin đều được đánh giá tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn.  Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

– HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV – surface Antigen).

– AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).

– AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).

Kết quả:

  • Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.
  • Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.
  • Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.
  • Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.

Chi phí tiêm văcxin viêm gan B theo liều ở Viện Pasteur TP HCM

– EUVAX B: Người trên 15 tuổi giá 120.000 đồng. Từ 15 tuổi trở xuống 80.000 đồng.

– ENGERIX B: Trên 19 tuổi giá 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống là 90.000 đồng.

– HBVAX PRO: Trên 19 tuổi 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống 75.000 đồng.

– HEPAVAX-GENE: 120.000 đồng.

Cần lưu ý dùng thuốc thời điểm bệnh ở thể hoạt động mới đạt hiệu quả cao. Thuốc điều trị có hai nhóm chính:

  • Nhóm thuốc uống diệt trực tiếp virút: ít tác dụng phụ, cần điều trị duy trì kéo dài. Dùng thuốc tối thiểu 3-5 năm.
  • Nhóm thuốc chích: với ưu điểm mới là kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tự tiêu diệt virút, chỉ cần dùng trong một năm, khả năng duy trì đáp ứng tốt sau 2-3 năm ngưng thuốc, nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ.

Các thể bệnh viêm Gan B thường gặp ( Viêm gan siêu vi B)

* Viêm gan B cấp:

– Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có men gan tăng cao. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, triệu chứng rất mờ nhạt, không ồ ạt, mà chỉ là tiểu sậm màu thoáng qua, ăn kém.

– Khả năng hồi phục tùy thuộc độ tuổi bị mắc bệnh. Nếu mắc bệnh dưới 10 tuổi, nhất là dưới 1 tuổi, thì 90% trường hợp virút vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm gây ra nhiễm viêm gan B mãn. Ngược lại nếu nhiễm bệnh tuổi trên 10 – nhất là trên 18 tuổi – 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn.

* Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm:

Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài… Nếu ở thể bệnh này, virút viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và máu (lượng virút trong máu có thể hàng trăm triệu), nhưng chúng không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan chúng ta nên gan vẫn mềm mại, không bị hư hại.

* Nhiễm viêm gan B mãn thể ngủ yên:

Virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virút trong máu âm tính hoặc rất thấp, không tấn công gan nên xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng còn khá tốt. Thể này thường gặp do kết quả của thuốc điều trị được sử dụng đúng thời điểm, hoặc đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe là do khả năng đề kháng của cơ thể giúp khống chế được virút một phần.

* Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn):

Bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây dù không đi nắng nhiều, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe. Ở thể này virút có thể sinh sản nhiều, rất nhiều hoặc vừa phải nhưng quan trọng là virút bắt đầu tấn công gan, làm gan to ra, không còn mềm mại nữa và xét nghiệm có men gan tăng cao.