Bệnh trĩ sau sinh là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở chị em phụ nữ sau sinh, đặc biệt là với những ai chọn phương pháp sinh thường. Vì khi sinh thường, chúng ta gián tiếp tạo áp lực mạnh lên thành hậu môn để đứa bé ra ngoài, dẫn đến dấu hiệu nứt và rạn. Cũng vì điều này mà phụ nữ sau sinh rất khó đi đại tiện. Người bệnh cần thăm khám và điều trị đúng cách và càng…
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 20 cách trị dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay (2020 2021)
- Top 10 thuốc bôi trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay – Theo chuyên gia bác sĩ (2020 2021)
- Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng cây lược vàng – Dứt điểm chỉ sau 1 tuần ( 2021 )
- Hướng dẫn từ A – Z cách dùng lá bàng chữa bệnh trĩ tận gốc sau 7 ngày
- Bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Bệnh trĩ sau sinh là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở chị em phụ nữ sau sinh, đặc biệt là với những ai chọn phương pháp sinh thường. Vì khi sinh thường, chúng ta gián tiếp tạo áp lực mạnh lên thành hậu môn để đứa bé ra ngoài, dẫn đến dấu hiệu nứt và rạn. Cũng vì điều này mà phụ nữ sau sinh rất khó đi đại tiện. Người bệnh cần thăm khám và điều trị đúng cách và càng sớm càng tốt. Việc dùng thuốc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ, để không làm ức chế đến quá trình tiết sữa và chất lượng sữa cho bé.
Nội Dung Chính
-
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Phân biệt các loại trĩ
Dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh bạn cần biết
Bệnh trĩ sau sinh có chữa khỏi được không?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh trĩ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
Đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai, thêm vào đó quá trình sinh con không chú ý giữ gìn sức khỏe dẫn đến bệnh trĩ có diễn biến xấu đi (gây ra tình trạng chảy máu, thuyên tắc búi trí, viêm phù nề búi trĩ,…)
Trong quá trình thai sản, việc rặn đẻ không thực hiện đúng cách, làm tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng xương chậu, khiến cho búi trĩ dễ bị ra ngoài.
Sau khi sinh con, phụ nữ thực hiện chế độ ăn kiêng không phù hợp: ăn ít rau xanh, uống ít nước (cho lượng sữa không bị loãng),… dẫn tới bệnh trĩ sau sinh.
Mắc chứng táo bón sau sinh với tần suất thường xuyên cũng có nguy cơ gây bệnh trĩ.
Ngồi hoặc đứng quá nhiều, ít di chuyển, vận động cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Bệnh trĩ sau sinh thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phân biệt các loại trĩ
1. Trĩ nội:
Xuất phát ở bên trên đường lược, bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không có thần kinh cảm giác.
Biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Xem thêm: 3 cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả bảo đảm không gây đau đớn
2. Trĩ ngoại:
Xuất phát bên dưới đường lược, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
Có thần kinh cảm giác.
Biến chứng: đau, xuất hiện những mẫu da thừa.
3. Trĩ hỗn hợp:
Xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ được phân ra thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh bạn cần biết
Đi đại tiện thấy chảy máu
Giai đoạn đầu: Máu thường xuất hiện với số lượng ít, tần suất thưa thớt. Chỉ phát hiện ra khi dùng giấy vệ sinh đã sử dụng, hoặc các tia máu có trong phân.
Giai đoạn sau: tình trạng diễn biến theo chiều hướng xấu đi, khi lượng máu nhiều hơn với tần suất thường xuyên.
Đôi khi máu từ búi trĩ sẽ chảy ra, dẫn tới tính trạng đông lại trong lòng của trực tràng. Điều này gây ra tình trạng đại tiện ra máu cục.
Sa búi trĩ
Tùy vào tình trạng bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Khi ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ độ 1 hay độ 2 sẽ không gặp nhiều sự cản trở trong sinh hoạt hằng ngày.
Nhưng khi búi trĩ khi đã bắt đầu sa cấp độ 3 hoặc nặng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt khi đi đại tiện hay làm các công việc nặng, đi nhiều.
Ngứa hậu môn
Hậu môn sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, và khó chịu khi xuất hiện bệnh trĩ sau sinh.
Nứt, rát hậu môn
Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy, người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn như bị nứt ra, kèm theo là cảm giác vô cùng rát.
Các triệu chứng khác có thể xảy ra
Bệnh nhân có thể có nguy cơ xuất hiện thêm ổ áp xe đi kèm, thường nằm ngay dưới lớp niêm mạc ở trực tràng. Tình trạng này gây cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh có thể bị chảy dịch nhầy ở cửa hậu môn, và các triệu chứng bệnh lý khác đi kèm như: viêm trực tràng hay u trực tràng hoặc có thể viêm da quanh hậu môn.
Bệnh trĩ sau sinh có thể điều trị bằng phương pháp thủ thuật hoặc giải phẫu.
Bệnh trĩ sau sinh có chữa khỏi được không?
Người bị bệnh trĩ sau sinh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị dứt điểm trĩ bằng các phương pháp thủ thuật, hay phẫu thuật để chấm dứt hoàn toàn tính trạng bệnh.
Thủ thuật: tiêm xơ gốc mạch búi trĩ, thu nhỏ búi trĩ bằng điện cao tần. Đây được xem là cách làm đơn giản, nhanh chóng và đem lại hiệu quả tốt khi loại bỏ búi trĩ ra khỏi hậu môn.
Phẫu thuật: Được đánh giá là phương pháp ưu việt nhất.
Tuy nhiên, trước hết cần xác định đúng tình trạng bệnh và sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều người bệnh cần chú ý là nên đi khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra để hạn chế bệnh trĩ ghé thăm, các bà mẹ bĩm sữa cũng nên có lối sống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, và có khẩu phần ăn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, và rau xanh,