Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và mẹo chữa bệnh trĩ từ dân gian: Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến nhất ở hậu môn, trực tràng thường xảy ra ở những người đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong dân gian bệnh vẫn thường được gọi với cái tên là lòi dom. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành các búi trĩ gây cộm vướng, khó chịu và đau đớn ở hậu môn….
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và mẹo chữa bệnh trĩ từ dân gian: Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến nhất ở hậu môn, trực tràng thường xảy ra ở những người đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong dân gian bệnh vẫn thường được gọi với cái tên là lòi dom. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành các búi trĩ gây cộm vướng, khó chịu và đau đớn ở hậu môn. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Văcxin Pentaxim phòng bệnh gì?
- Hạt bưởi tươi có thể dùng để chữa bệnh tiểu đường
- Tác dụng phòng chữa bệnh tuyệt vời từ củ Nghệ
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và mẹo chữa bệnh trĩ từ dân gian
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến nhất ở hậu môn, trực tràng thường xảy ra ở những người đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong dân gian bệnh vẫn thường được gọi với cái tên là lòi dom. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành các búi trĩ gây cộm vướng, khó chịu và đau đớn ở hậu môn. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội là loại trĩ được hình thành ở bên trong thành hậu môn. Khi bệnh nặng, các búi trĩ có thể sa ra bên ngoài hậu môn. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ theo mức nặng tăng dần của bệnh.
- Trĩ ngoại là hiện tượng ngay từ đầu xuất hiện ở khu vực bên ngoài hậu môn, xung quanh lỗ hậu môn. Bệnh trĩ ngoại không phân chia theo cấp độ.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ:
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Bệnh táo bón khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, họ thường phải rặn mạnh, rặn lâu làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các búi trĩ. Về táo bón có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, thói quen nhịn đi đại tiện.
- Ngồi hoặc đứng liên tục một chỗ quá lâu trong thời gian dài. Đây là lý do vì sao những người làm nghề lái xe, lễ tân, nhân viên công sở thường có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao. Ngồi hoặc đứng nguyên một tư thế làm gia tăng áp lực ở hậu môn, trực tràng, tạo điều kiện hình thành trĩ.
- Nữ giới đang mang thai: Bệnh trĩ cũng thường xuyên gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng chậu, hậu môn và trực tràng, do vậy thành hậu môn bị chèn ép nhiều tạo ra các búi trĩ.
- Tuổi tác: Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở những người già, nguyên nhân là khi này các cơ ở hậu môn đã bị lão hóa nên độ đàn hồi kém và co thắt tốt như trước kia, tạo ra các búi trĩ sa ra hậu môn.
- Di truyền-bẩm sinh: Bệnh trĩ có tính di truyền, nếu trong gia đình mà thế hệ trước có người bị bệnh trĩ sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh này cao hơn những người bình thường.
Cách chữa bệnh trĩ – Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Những người đang bị bệnh trĩ có thể tự tham khảo và điều trị cho mình với hiệu quả rất cao, chi phí rất thấp, không đáng kể. Bệnh nặng nếu uống các loại thuốc đông dược thì phải dùng liên tục trên 6 tháng, chi phí khá lớn nhưng nếu người bệnh không kiêng cử về ăn uống, sinh hoạt thì bệnh trĩ vẫn bị tái đi tái lại. Trước hết người bệnh phải kiên trì, chịu khó. Hàng ngày phải mất khoảng nửa tiếng để xông, ngâm hậu môn.
Thảo dược trị bệnh trĩ chính là diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo): Cả cọng và lá. Loại rau này không hiếm, có bán ở các chợ, giá mỗi bó khoảng 500 đồng. Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Các hoạt chất trong diếp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch. Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ…). Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…
Thứ đến là củ nghệ tươi: Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Củ nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Quả sung: Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại quả tuyệt vời cho những ai mắc phải chứng táo bón (nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ).
Một ít muối ăn: Muối cầm máu tự nhiên, sát trùng, làm chóng khô và mau lành vết thương, trĩ, nứt hậu môn dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.