Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây qua đường máu bởi căn bệnh này xuất phát từ yếu tố lượng đường trong máu tăng nhanh. Và cũng là trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ vì không biết bệnh tiểu đường có lây qua đường từ mẹ sang con hay không. Vậy sự thật bệnh tiểu đường có lây không?

Nội Dung Chính

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường có lây…

Có thể bạn quan tâm:

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây qua đường máu bởi căn bệnh này xuất phát từ yếu tố lượng đường trong máu tăng nhanh. Và cũng là trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ vì không biết bệnh tiểu đường có lây qua đường từ mẹ sang con hay không. Vậy sự thật bệnh tiểu đường có lây không?

Nội Dung Chính

    Bệnh tiểu đường là gì?

    Bệnh tiểu đường có lây không?

    Bệnh tiểu đường có di truyền không?

    Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh phổ biến và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiểu đường, theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), đây là một bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo và chất đường.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường không phải do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra và cũng không phải là bệnh truyền nhiễm. Nên có thể nói, bệnh tiểu đường không lây lan.

Máy đo đường huyết cho biết đường huyết của bạn đang ở mức nào để kịp thời ăn uống, kiêng khem đúng đắnSử dụng máy đo đường huyết giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết, từ đó có thể tự duy trì đường huyết ở mức độ bình thường, trì hoãn được sự bắt đầu của các biến chứng

Tuy nhiên, cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như sởi, quai bị,.. có thể gây tổn thương làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể sản xuất insulin hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị đói dù đường trong máu tăng rất cao – thủ phạm gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân.

Cho đến nay vẫn chưa có phương nào điều trị bệnh tiểu đường, trừ một số do bệnh khác biến chứng qua bệnh tiểu đường, khi bệnh nhân chữa hết bệnh chính thì bệnh tiểu đường cũng ổn định. Ngày càng có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị tốt để các bệnh nhân đái tháo đường có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Tuy bệnh không có tính lây truyền nhưng có tính di truyền khá cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này rất cao. Trẻ bị bệnh sẽ phải tiêm hormone insulin suốt đời, do đó, tiểu đường ở trẻ còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin.

Đặc biệt, mẹ bị tiểu đường khi đang mang thai, tỉ lệ con bị tiểu đường bẩm sinh là rất cao. Trong quá trình mang thai, nếu bạn chỉ bị tiểu đường ở mức nhẹ và kiểm soát tốt thì có thể chữa khỏi sau sinh. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì khả năng thai nhi lớn nhanh hơn bình thường, gây khó sinh và có nguy cơ bị dị dạng.

Mẹ bị tiểu đường khi đang mang thai, tỉ lệ con bị tiểu đường bẩm sinh là rất caoTheo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ

Không ít người quan niệm sai lầm rằng bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục, ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Từ đó, họ có cái nhìn không tốt với căn bệnh này và giữ khoảng cách với người bệnh.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao:

    Người thừa cân, béo phì.

    Những người từ 40 tuổi trở lên.

    Người có tiền sử bị cao huyết áp.

    Người không hoạt động thể chất thường xuyên.

    Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Cho đến nay chưa có một biện pháp hữu hiệu nào có thể chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát nó bằng một lối sống lành mạnh, hạn chế những chất gây tăng lượng đường ở người bệnh.

    Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chứa nhiều mỡ, chất béo

    Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn mỗi ngày

    Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên

    Hạn chế rượu bia

    Đi kiểm tra mắt và sức khỏe thường xuyên

    Cần có thái độ lạc quan với cuộc sống

Như vậy, bệnh tiểu đường có lây hay không đã có lời giải đáp. Hy vọng các bạn có thể áp dụng những cách phòng tránh bệnh, theo dõi và kiểm soát tốt để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.