Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Bác sĩ tư vấn về bệnh tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp của phụ huynh khi trẻ bị tay chân miệng như: nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào? bệnh tay chân miệng và cách điều trị? triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bệnh tay chân miệng…
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Bác sĩ tư vấn về bệnh tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp của phụ huynh khi trẻ bị tay chân miệng như: nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào? bệnh tay chân miệng và cách điều trị? triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bệnh tay chân miệng ở trẻ, bệnh tay chân miệng là gì…
Các bệnh thường gặp ở trẻ em: Bệnh sốt siêu vi, bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết,
1. Bệnh Tay chân miệng là gì?
- Theo thông báo từ website của bệnh viện Từ Dũ cũng như bệnh viện Nhi Đồng 1 thì: bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm với hai mùa cao điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 -12. Bệnh tay chân miệng thường lây lan nhanh giữa các trẻ nhỏ sống cùng một nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ, mẫu giáo.
- Theo định nghĩa của Wikipedia thì: Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng:
- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
- Bệnh tay chân miệng lây lan chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. đọc thêm các bài viết về cách chăm sóc bé
Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
Những người bị TCM dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Một số người, đặc biệt là người lớn, những người bị nhiễm virus gây bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào, tuy nhiên, họ vẫn có thể lây lan virus cho người khác. Virus có thể lây lan qua các con đường:
– Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống,
– Ho và hắt hơi,
– Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã,
– Tiếp xúc với dịch mủ
– Chạm vào những bề mặt có virus.
3. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em:
3. 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Tay chân miệng:
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng:
a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ. Nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
3.1.2. Các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
3.2. Triệu chứng bệnh tay chân Miệng ở giai đoạn Cận lâm sàng:
3.2.1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường.
- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
3.2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi. Khí máu khi có suy hô hấp. Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.
- Dịch não tủy: Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh. Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ bạch cầu đơn nhân. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000 bạch cầu/mm3, với tỉ lệ đa nhân chiếm ưu thế.
- Chụp cộng hưởng từ não: Tổn thương tập trung ở thân não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
3.2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus A16.
4. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virus khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa, và đặc biệt là mùa hè. Do là bệnh lây lan và thường gặp ở trẻ em, Bệnh Tay chân Miệng được xem là 1 bệnh nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh Tay chân Miệng có thể gây ra như:
- Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.
- Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh TCM trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh. Phụ nữ bị TCM khi mang bầu có thể vượt qua bệnh để sinh em bé, và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ có triệu chứng nhẹ.
5. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có chữa được không? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng như thế nào cho hiệu quả?
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Với những triệu chứng sốt và đau, có thể dung thuốc hạ sốt và giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen. Điều quan trọng là uống đủ nước để tránh mất nước của cơ thể. Hiện nay, chưa có vaccine cho bệnh TCM. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại vi-rút gây ra nó bằng những cách đơn giản sau đây:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trong tối thiểu 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…
- Tránh chạm vào mắt, mũi, và miệng khi chưa rửa tay. Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, chia sẻ dụng cụ ăn uống) với người bị nhiễm bệnh.
- Khử trùng thường xuyên các đồ vật bé hay chạm vào (đồ chơi, tay nắm cửa, vv), đặc biệt khi có ai đó trong nhà đang bị bệnh.
6. Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
6. 1. Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng:
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
6.2. Điều trị cụ thể:
6.2.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
– Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
– Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.
– Vệ sinh răng miệng.
– Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
– Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh
– Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.
+ Co giật, hôn mê.
+ Yếu liệt chi.
+ Da nổi vân tím.
– Chỉ định nhập viện:
+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Nôn nhiều.
+ Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.
6.2.2. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh
– Điều trị như độ 1.
– Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.
– Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút khi có thở nhanh.
– Chống co giật: Phenobarbital 10 mg/kg/lần tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 6-8 giờ khi cần.
– Immunoglobulin (nếu có).
– Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 4- 6 giờ.
– Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
6.2.3. Độ 3: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.
– Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy.
– Chống phù não (xem điều trị biến chứng).
– Chống co giật: Phenobarbital 10-20mg/kg pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30- 60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần.
– Hạ đường huyết: Glucose 30% 2 ml/kg/lần, lặp lại khi cần.
– Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm.
– Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 10µg/kg/phút.
– Immunoglobulin (nếu có).
– Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2 giờ.
6.2.4. Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương, hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.
– Xử trí tương tự độ 3.
– Điều trị biến chứng (xem phần điều trị các biến chứng).
6.3. Điều trị các biến chứng:
6.3.1. Phù não:
– Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.
– Thở oxy qua mũi 1- 4 lít/phút. Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi SpO2 < 92% hay PaCO2 > 50 mmHg.
– Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
– Hạn chế dịch: tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu bình thường.
6.3.2. Sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
– Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
– Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
– Truyền dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.
– Dopamin là thuốc được chọn lựa, liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 1- 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 10 µg/kg/phút. Trường hợp không đáp ứng với Dopamin phối hợp Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 1- 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
6.3.3. Suy hô hấp: Suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não.
- Thông đường thở: hút sạch đờm rãi.
- Thở oxy 3- 6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%.
- Đặt nội khí quản nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.
- Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25- 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90- 100 mmHg.
6.3.4. Phù phổi cấp: Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch. Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút. Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
6.4. Immunoglobulin (nếu có): Chỉ định từ độ 2 và độ 3. Liều: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6- 8 giờ x 2 ngày liên tiếp. Riêng độ 2 cần đánh giá lại lâm sàng trước chỉ định liều thứ 2. Không dùng liều 2 nếu lâm sàng cải thiện tốt.
6.5. Thuốc kháng sinh: Kháng sinh không có chỉ định trong bệnh tay-chân-miệng. Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Có thể dùng các kháng sinh sau đây:
- Amoxicillin
- Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxim 200 mg/kg/ngày chia 4 lần (tĩnh mạch) Hoặc Ceftriaxon 100 mg/kg/ngày chia 1-2 lần (tĩnh mạch)