Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết tăng đột biến tại Hà Nội: Tin tức từ báo An ninh Thủ đô, theo bệnh viện Bạch Mai, từ đầu vụ dịch SXH (tháng 5/2015) đến giữa tháng 11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 412 ca SXH Dengue biến chứng (tăng gấp 10 lần so với cả năm 2021 – 2021)…. Cao điểm vào ngày 19/11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm đã quá tải…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết tăng đột biến tại Hà Nội: Tin tức từ báo An ninh Thủ đô, theo bệnh viện Bạch Mai, từ đầu vụ dịch SXH (tháng 5/2015) đến giữa tháng 11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 412 ca SXH Dengue biến chứng (tăng gấp 10 lần so với cả năm 2021 – 2021)…. Cao điểm vào ngày 19/11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm đã quá tải với số lượng bệnh nhân tăng vọt lên tới 184 ca, chủ yếu là mắc sốt xuất huyết Dengue nặng có dấu hiệu cảnh báo….

  • Triệu chứng Sốt xuất huyết
  • Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em
  • Ứng phó như thế nào trước dịch bệnh sốt xuất huyết?
  • Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết tăng đột biến tại Hà Nội

Tin tức từ báo An ninh Thủ đô, theo bệnh viện Bạch Mai, từ đầu vụ dịch SXH (tháng 5/2015) đến giữa tháng 11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 412 ca SXH Dengue biến chứng (tăng gấp 10 lần so với cả năm 2021 – 2021).

Đặc biệt, số ca biến chứng nặng có xu hướng gia tăng ở giai đoạn gần đây. Chỉ tính riêng trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, số bệnh nhân SXH Dengue được điều trị là 310 ca (chiếm 75% tổng số các ca), trong đó dù chưa ghi nhận ca tử vong song khá nhiều ca có biến chứng nặng, nguy kịch.

Cao điểm vào ngày 19/11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm đã quá tải với số lượng bệnh nhân tăng vọt lên tới 184 ca, chủ yếu là mắc SXH Dengue nặng có dấu hiệu cảnh báo.

TS.BS Đỗ Duy Cường, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai dẫn chứng, có 2 trường hợp là 2 anh em trong một gia đình ở Hà Nội bị SXH Dengue cùng phải nhập viện đêm 18 và sáng 19/11 trong tình trạng sốt cao liên tục 4-5 ngày, đau đầu, đau người, chân tay lạnh, chảy máu chân răng, chấm xuất huyết dưới da.

Bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng gia tăng, bệnh viện quá tải - Ảnh 1

Số ca mắc sốt xuất huyết biến chứng nặng tăng cao. (Ảnh: An ninh Thủ đô)

Một trường hợp khác là thai phụ N.T.S. (23 tuổi ở Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), đang mang thai tháng thứ 8, phải nhập viện vì sốt cao liên tục 3 ngày và được xác định SXH Dengue.

Theo các chuyên gia, Sốt xuất huyết Dengue ở người mẹ mang thai có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu, còn với người mẹ thì rất có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.

Tương tự, tại các bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây cũng tiếp nhận một số trường hợp SXH Dengue biến chứng nặng. Theo bác sĩ Phạm Bá Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, biến chứng thường gặp nhất khi bị SXH và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương, tức hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch.

Loại biến chứng SXH khác gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận, xuất huyết võng mạc gây mù lòa…

Về công tác điều trị, để hạn chế các trường hợp SXH biến chứng nặng, tử vong ở giai đoạn cuối vụ dịch hiện nay, bác sĩ cao cấp Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện của bệnh phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám, điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, do SXH Dengue có biểu hiện ban đầu giống hệt các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự điều trị tại nhà.

Thậm chí nhiều người tự ý truyền dịch và dùng thuốc kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh, dù SXH Dengue là bệnh tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Bình Định: Dịch sốt xuất huyết bùng phát, bệnh viện quá tải

Không chỉ ở Hà Nội mà tại Bình Định số người mắc sốt xuất huyết cũng đang báo động, bởi số ca được phát hiện khoảng trên 1.400 ca (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ) trong đó có 1 trường hợp đã tử vong, tin tức từ báo Tiền Phong.

Bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng gia tăng, bệnh viện quá tải - Ảnh 2

Dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát ở Việt Nam do El Nino kéo dài.

Số ca bệnh được phát hiện ở 11 huyện, thị xã, trong đó tập trung nhiều ở thành phố Quy Nhơn (342 ca), huyện Phù Cát (226 ca), Vân Canh (213 ca).

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, số bệnh nhân tăng mạnh dẫn đến quá tải. Bệnh nhân phải nằm ghép. Khoa Nhi mỗi ngày tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân, trong đó nhiều trường hợp đã biến chứng nặng phải cho thở máy, truyền dịch.

Liên quan tới việc này, ngày 30/11, ông Lê Quang Hùng, Phó GĐ Sở Y tế Bình Định cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết sở đã gửi công văn đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

Dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát ở Việt Nam do El Nino kéo dài

TTXVN đưa tin, theo Trung tâm dự báo khí hậu Hoa Kỳ (NOAA), năm 2021 có thể là năm El Nino mạnh nhất và gây ra sức tàn phá lớn nhất lịch sử từ trước tới nay.

Năm nay, theo báo cáo của NOAA, tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Malaysia,… tình trạng khí hậu nóng ấm sẽ kéo dài đến cuối năm do nằm trong vùng chịu tác động bởi El Nino, do đó sẽ kéo theo nguy cơ bùng phát và kéo dài dịch bệnh sốt xuất huyết so với các năm trước tại các quốc gia trên.

Các thống kê khoa học cho thấy, tính chất xuất hiện có chu kỳ của El Nino cũng logic với các nhận định của các nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm rằng dịch sốt xuất huyết thì cứ 3-5 năm xảy ra một trận dịch.

Tại Việt Nam, cao điểm của dịch sốt xuất huyết là vào mùa mưa, bởi đây là thời điểm độ ẩm tăng cao, và dịch cũng liên quan từng thời điểm và từng miền, thông thường có 2 đỉnh đáng lưu ý là tháng 4-5 và tháng 9-10 trong năm ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Các tuần gần đây, số ca mắc bệnh có chững lại nhưng chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 54.000 ca mắc sốt xuất huyết, ít nhất 34 người đã tử vong.

Hiện tượng El Nino mạnh nhất trong lịch sử vào lúc này là điều kiện cho muỗi gây bệnh phát triển mạnh, đời sống và tuổi thọ của muỗi có xu hướng kéo dài hơn, nghĩa là có điều kiện hoàn thành chu kỳ để gây bệnh của chúng hơn, bởi lẽ côn trùng gây bệnh thường là các vector biến thái, dễ bị thay đổi bởi các yếu tố môi trường và tự nhiên.

Ngoài ra, theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), El Nino còn có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các dịch bệnh khác đối với trẻ nhỏ, gồm sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy, dịch tả – những căn bệnh dễ gây tử vong cao nếu không lưu ý đề phòng và khám chữa kịp thời.

El Nino là sự nóng dần lên của nước biển ở phía Đông Thái Bình Dương, chủ yếu dọc theo đường Xích Đạo. Hiện tượng El Nino xảy ra trong khoảng từ 2-7 năm một lần với những cường độ khác nhau và khiến cho bầu khí quyển nóng lên, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu dịch bệnh ở các quốc gia bị ảnh hưởng. Tiêu biểu như, dịch sốt rét và sốt xuất huyết có thể tăng cao tại các quốc gia nóng lên do ảnh hưởng của El Nino.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự phát triển của Anopheles minimus và Anopheles dirus (vật chủ chính truyền bệnh sốt rét) và muỗi Aedes Aegypti (trung gian truyền bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết-DHF) sẽ có môi trường phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25-32 độ C.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên chủ động và quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.