Bé sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ? Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé? Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Trên thực tế,  không có đáp án duy nhất cho câu hỏi này. Nó tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú…

Có thể bạn quan tâm:

Bé sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ? Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé? Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Trên thực tế,  không có đáp án duy nhất cho câu hỏi này. Nó tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú mẹ…

  • Các món ăn dặm ngon được nấu với củ cải trắng
  • Những lỗi khi cho bé ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân
  • Cách nấu 30 món cháo ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi

Bé sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ?

Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác nhau.Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.

Bé sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ? Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé?

Mỗi lần bú mẹ, trẻ phải được duy trì được từ 20 đến 30 phút vì khoảng 10 phút đầu tiên, trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu trong khi lượng sữa tiết ra sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng để nghỉ mệt. Sau hai tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/ cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150ml và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé?

Muốn biết trẻ bú no hay không bạn có thể theo dõi số cữ bú trong ngày, đồng thời kết hợp với việc theo dõi cân nặng hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể để ý đến cảm xúc của bé trong và sau khi bú. Nếu trẻ bú tốt sẽ phát ra tiếng gù gù và sau đó ngủ thật ngon. Sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa công thức. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.  Muốn bé có cảm giác bú phải để bé tự đòi bú. Bé càng bú nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều. Dưới đây là gợi ý về lượng sữa cho bé:

Đối với trẻ bú mẹ

Nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng vì cho con bú mẹ, ta không thể ước lượng được con đã bú bao nhiêu để biết liệu bé đã no. Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể quan sát con để biết được bé đã bú đủ hay chưa như:

– Tính chất của phân: Nếu mẹ thay vài chiếc bỉm của bé mỗi ngày với phân có màu vàng mù tạt thì có khả năng, bé đã bú đủ. Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé đi tiêu đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày mới đi một lần nhưng phân mềm thì cũng là dấu hiệu bú đủ.

– Đi tiểu ở bé: Nếu bỉm của bé đều bị ướt mỗi lần mẹ thay (8-10 lần mỗi ngày trong những tháng đầu tiên) thì bé đã nhận đủ sữa mẹ.

– Nước tiểu không màu: Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu chứng tỏ bé không bị mất nước.

– Phản ứng của bé sau khi bú mẹ: Như bé sẵn sàng ngủ. Nếu bé quấy khóc sau khi vừa “ti mẹ” thì có thể do bé vẫn còn đói (hoặc mẹ ít sữa). Nhìn chung, khi đã bú no, bé sẽ năng động, khỏe mạnh và vui vẻ.

– Tăng cân tốt: Bé tăng cân đều khi bú mẹ thì không có gì phải lo lắng. Tăng cân là biểu hiện quan trọng nhất để biết bé bú mẹ đủ hay chưa. Vì thế, hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên.

Đối với trẻ dùng sữa ngoài

Theo nghiên cứu thì khả năng hấp thu và dinh dưỡng của sữa ngoài không bằng sữa mẹ. Dù uống ít hay nhiều, trẻ ở hai tuần đầu cần 60 – 100ml/ ngày, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống quá 150ml sữa/ lần uống. Vì đây đã là lượng sữa thích hợp cho bé tiêu hóa. Khi bé qua 6 tháng, thì lượng sữa nâng lên 180ml, dần dần khi bé 12 tháng tuổi thì có thể uống được 200 – 250ml/ lần. Các mẹ nên lưu ý dùng sữa có vị nhạt giống như sữa mẹ cho bé.

Vì bé trong giai đoạn 9 – 12 tháng có thể ăn dặm nên lượng nước 1000ml/ ngày là hợp lý. Công thức hợp lý: 700ml sữa + 300ml nước khác bao gồm nước lọc, nước hoa quả, trái cây, sữa chua, váng sữa, nước cháo…

Ngoài ra, để tính lượng sữa phù hợp mà bé nên dùng mỗi ngày, còn có thể tính như sau: Lấy cân nặng hiện tại nhân với 150ml để biết số ml sữa bé cần bú trong ngày. Nên cho trẻ uống từ 8 – 12 lần/ ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu bú ngoài. Mỗi lần bú mẹ duy trì từ 20 – 30 phút vì 10 phút đầu, bé chỉ bú được nước trong khi lượng sữa tiết ra sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt để trẻ phát triển.

Sữa là chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Thường thì các mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung bao nhiêu mỗi ngày để bé hấp thu tốt và lượng sữa thay đổi thế nào cho phù hợp theo từng tháng tuổi.

Lượng sữa cho trẻ theo từng tháng tuổi:

  • Đối với trẻ mới sinh: Khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bé chống lại các bệnh tật. Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé là không đủ. Trong trường hợp này, các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức. Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml, sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.
  • Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn. Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác mà áp đặt cho bé yêu của mình.
  • Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi: Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml. Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.
  • Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức với lượng 180-240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung đồ ăn dặm như bột, cháo xay…

Những lưu ý về việc cho trẻ bú

Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.

Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú. Khi bú mẹ, trong khoảng hai tuần đầu, trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trung bình trẻ có thể giảm từ 140-200g và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.

Trong những ngày đầu sau sinh, nếu quan sát mẹ có thể thấy tã trẻ chỉ hơi ẩm. Nhưng sau đó chỉ ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Lúc này, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.

Làm sao để trẻ tăng cân nhanh?

Vấn đề cân nặng của con là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh. Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo sợ con thiếu cân hơn là thừa cân. Chính vì thế, để đảm bảo cho bé tăng cân đều nhưng vẫn có chế độ ăn lành mạnh, các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với thể trạng của từng bé.

Khuyến khích các bữa ăn nhỏ giúp trẻ phần nào tăng cân. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy kiểm tra trẻ có đói không và cho ăn các thực phẩm lành mạnh đối với trẻ như: trái cây sấy khô, sinh tố, phomai, sữa chua, bánh quy, ngũ cốc…

Tuy nhiên, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao, hoặc những thực phẩm như kẹo, khoai tây chiên, bánh ngọt…

Cho trẻ uống ít nước trái cây, vì nó chứa rất ít giá trị dinh dưỡng và uống nhiều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, cản trở việc tăng cân của bé. Khuyến khích cho trẻ uống nước lọc, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn những món khác.

Tăng cường sữa cho trẻ, thậm chí cho thêm sữa vào sinh tố…

Cho bé ăn theo một chế độ ăn uống khoa học. Nên cho con ăn dặm đúng tuổi.

Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý bữa ăn phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Tăng cường lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và đạm.

Bên cạnh đó, cũng không nên quên việc tẩy giun định kỳ để giúp bé tăng cân. Vì trẻ rất hiếu động, tinh nghịch do vậy mà giun rất dễ tấn công. Nên việc tẩy giun cho bé là việc làm quan trọng. Thường thì tẩy giun cho trẻ 6 hoặc 12 tháng 1 lần. Vì một khi giun nằm trong đường ruột sẽ hấp thụ hết dưỡng chất của bé, hạn chế việc tăng cân.

Để tránh tình trạng bé biếng ăn, bỏ ăn, chán ăn và sụt cân, các mẹ nên tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Tuyệt đối không cho ăn vặt sát bữa chính để tránh bé no dẫn đến việc bỏ ăn. Bởi thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học mới giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giúp bé tăng cân nhanh.

Ngoài ra, muốn bé mau chóng tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – chúng bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.