Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết ở Việt Nam. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Cứ đến Tết Nguyên đán hay các dịp đám cưới, thờ cúng, lễ hội… dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh tét như một phong tục truyền thống của người Việt. Ảnh: @vuonhai.Mỗi dịp Tết đến, xuân về hình ảnh bánh chưng trở nên quen thuộc hơn. Mỗi năm, người…
Có thể bạn quan tâm:
Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết ở Việt Nam. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Cứ đến Tết Nguyên đán hay các dịp đám cưới, thờ cúng, lễ hội… dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh tét như một phong tục truyền thống của người Việt. Ảnh: @vuonhai.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về hình ảnh bánh chưng trở nên quen thuộc hơn. Mỗi năm, người dân đều sáng tạo ra nhiều loại bánh với những hương vị khác nhau. Tuy nhiên năm nay, không chỉ thay đổi về nguyên liệu mà hình dáng của chiếc bánh chưng cũng được sáng tạo độc đáo, trở nên nhỏ nhắn, xinh xắn hơn. Ảnh: @quanglam.
Những chiếc bánh chưng có kích thước khá nhỏ đã khiến cộng đồng mạng thích thú. Mỗi chiếc bánh đều có đủ các nguyên liệu cơ bản, bạn có thể gói bằng tay mà không cần dùng khuôn. Ảnh: @iamngoc.90, @tungkaka.
Trong khi đó, thị trường bánh tét ở Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều loại bánh với nhiều kích cỡ và hương vị khác nhau. Những chiếc bánh tét tí hon được rất nhiều người thích thú. Ảnh: Cooky.
Trên mạng xã hội, hình ảnh chiếc bánh tí hon thu hút nhiều sự chú ý của các thành viên. “Những chiếc bánh tét này tuy có kích thước nhỏ nhưng bên trong vẫn đầy đủ các nguyên liệu và được gói cẩn thận như bánh tét truyền thống. Mình thấy sản phẩm này vừa tiện lợi lại dễ dàng sử dụng, ăn không bỏ phí”, thành viên Tú Sang chia sẻ. Ảnh: @yang_shanxin, @nhuhao.
Chiếc bánh tét kích thước nhỏ được người dân bày bán theo từng chùm với các loại như bánh tét chuối, bánh tét đậu xanh, bánh tét thịt… Phiên bản mini này rất thích hợp để ăn liền hoặc chiên giòn. Ảnh: @suvarua.
Theo Thanh Thùy (Zing)