1. Bánh chưng có từ đời vua Hùng thứ bao nhiêu?Đời vua Hùng thứ 3. Đời vua Hùng thứ 6. Đời vua Hùng thứ 8. Đời vua Hùng thứ 18.Là loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Nguồn gốc của loại bánh này liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.2. Bánh…
Có thể bạn quan tâm:
1. Bánh chưng có từ đời vua Hùng thứ bao nhiêu?
Đời vua Hùng thứ 3.
Đời vua Hùng thứ 6.
Đời vua Hùng thứ 8.
Đời vua Hùng thứ 18.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Nguồn gốc của loại bánh này liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
2. Bánh chưng và bánh dày của người Việt lần lượt tượng trưng cho…
Đất và trời.
Mặt Trời và Mặt Trăng.
Mùa xuân và mùa đông.
Con người và thần linh.
Theo truyền thuyết, hoàng tử Lang Liêu, con của vua Hùng thứ 6, đã nằm mơ thấy một vị thần. Trong giấc mơ, vị thần dặn ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Chiếc bánh tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột tượng trưng cho cha mẹ yêu thương, đùm bọc con cái.
3. Người Hàn Quốc ăn món gì trong buổi sáng đầu năm mới?
Bánh gạo tokbokki.
Canh bánh gạo tteokguk.
Cơm trộn bibimbap.
Canh rong biển miyeok guk.
Canh bánh gạo tteokguk là một món ăn truyền thống Hàn Quốc. Trong dịp Tết Âm lịch của xứ sở kim chi, nhà nào cũng nấu món ăn này và thưởng thức vào sáng mùng 1. Khi ăn xong phần tteokguk, điều đó có nghĩa người đó đã già thêm một tuổi.
4. Bàn ăn ngày Tết của người Mông Cổ không thể thiếu bánh buuz. Loại bánh này có nhân làm bằng thịt gì?
Thịt lợn.
Thịt ngựa.
Thịt dê.
Thịt cừu.
Bánh buuz là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong những ngày Tết của người Mông Cổ. Loại bánh này hơi giống bánh bao, to khoảng 3 ngón tay, có vỏ bằng bột mì nhưng nhân toàn là thịt cừu. Bánh buuz luôn xuất hiện trên bàn ăn trong dịp Tết cũng như là món đãi khách khi khách đến chơi nhà. Ảnh: China Daily.
5. Tại sao người gốc Hoa thường ăn cá vào dịp năm mới?
Cá ngon và bổ dưỡng.
Theo quan niệm, món ăn này có thể giúp người ăn thăng quan, tiến chức.
Món ăn này sẽ mang đến tiền tài và phước lộc dư thừa trong năm mới.
Cá tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
Trong tiếng Trung, cá phát âm gần với từ “dư thừa”. Do đó, theo quan niệm, món ăn này sẽ mang đến tiền tài và phước lộc trong năm mới. Tuy nhiên, không giống ngày thông thường, ăn cá ngày Tết trong gia đình những người gốc Hoa có quy định riêng. Ví dụ, phần đầu cá luôn hướng về người cao tuổi và có quyền nhất trên bàn ăn.
6. Món ăn nào không phải là món ăn lấy may mắn của người Trung Quốc trong dịp Tết?
Sủi cảo.
Bánh niên cao.
Chè trôi nước.
Canh gà.
Ngày Tết, người Trung Quốc thường ăn các món như cá, sủi cảo, bánh niên cao và chè trôi nước để lấy may mắn trong năm mới.
7. Món ăn nào không thể thiếu trong Tết của người Campuchia?
Cà ri.
Xôi.
Cơm lam.
Gà nướng đắp đất.
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Campuchia là cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà sẽ cử ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng.
Tối nay ăn gì: Nấu canh khổ qua nhồi thịt cho ngày Tết tới gần Canh khổ qua nhồi thịt vừa thơm ngon dễ thực hiện, là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam với ý nghĩa xua tan những điều xui xẻo, khổ cực trong năm cũ.
Kim Ngân