Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ tỏi: Nghiên cứu đã cho thấy, tỏi có các đặc tính kháng viêm và sát trùng rất tốt. Sự kết hợp giữa rượu và tỏi có thể giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.Tỏi tên khoa học là Allium sativum L. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có…
Có thể bạn quan tâm:
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ tỏi: Nghiên cứu đã cho thấy, tỏi có các đặc tính kháng viêm và sát trùng rất tốt. Sự kết hợp giữa rượu và tỏi có thể giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.Tỏi tên khoa học là Allium sativum L. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng ký sinh trùng. Trong bài viết này, chúng tôi xin được một số cách dùng cụ thể để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ tỏi
Cách làm rượu tỏi để chống viêm kháng khuẩn: Dùng khoảng 350g tỏi tươi, 200ml rượu. Tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch và xay nhyễn. Sau đó trộn đều với rượu. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng và ủ trong vòng 10 ngày. Tiếp theo dùng vải mỏng lọc lấy nước và cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần. Liều dùng: Trước mỗi bữa ăn, pha vài giọt dung dịch rượu tỏi với nước và uống. Nên dùng thành từng đợt, mỗi đợt khoảng 10 – 12 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống. Tác dụng: Nâng cao sức đề kháng, chống viêm và kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, con có tác dụng điều trị một số bệnh: liệt dương, viêm khớp, xơ vữa động mạch, viêm phổi, cao huyết áp, viêm xoang…
Cách làm rượu tỏi để chống viêm kháng khuẩn: Dùng khoảng 350g tỏi tươi, 200ml rượu. Tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch và xay nhyễn. Sau đó trộn đều với rượu. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng và ủ trong vòng 10 ngày. Tiếp theo dùng vải mỏng lọc lấy nước và cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần. Liều dùng: Trước mỗi bữa ăn, pha vài giọt dung dịch rượu tỏi với nước và uống. Nên dùng thành từng đợt, mỗi đợt khoảng 10 – 12 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống. Tác dụng: Nâng cao sức đề kháng, chống viêm và kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, con có tác dụng điều trị một số bệnh: liệt dương, viêm khớp, xơ vữa động mạch, viêm phổi, cao huyết áp, viêm xoang…
Trị cảm cúm: Cách làm: Tỏi bóc vỏ, đập dập và ngâm với dấm ăn trong vòng 30 ngày để ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể ép lấy nước tỏi pha với nước với tỷ lệ 1:10, thêm chút muối và uống.
Trị ho, viêm họng: Tỏi bóc vỏ, thái lát, ngâm với giấm trong khoảng 30 ngày. Khi bị viêm họng dùng những lát tỏi đó để ngậm, dùng liên tục trong 10 – 15 ngày.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cách làm: Dùng nước ép tỏi pha với nước ấm uống hàng này. Có thể dùng 50g tỏi xay nhuyễn ngâm với rượu trong vòng 15 ngày. Lấy vải mỏng lọc lấy nước và uống, mỗi ngày 2 -3 lần, mỗi lần vài giọt.
Chữa huyết áp thấp: Một con gà khoảng 1kg, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ hấp cách thủy. Nên ăn trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, không nên dùng cho người đang bị sốt.
Chữa đau răng: 2 tép tỏi tươi xay nhuyễn trộn với một chút rượu trắng. Dùng bông tẩm hỗn hợp thấm quanh chỗ đau.
Rửa vết thương, sát khuẩn, kháng viêm: Lấy nước ép tỏi pha với nước ấm. Sau khoảng 10 phút dùng bông tẩm và rửa vết thương.
9 Cách dùng tỏi phòng chống cúm
Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
Cách 2: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
Cách 3: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.
Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
Cách 5: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
Cách 6: Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
Cách 7: Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
Cách 8: Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
Cách 9: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.
Sử dụng 1-2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày ở người lớn sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi. Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ. Ngoài ra, việc dùng viên tỏi khô kéo dài có thể gây giảm đường huyết trong một số trường hợp.