Bác sĩ dinh dưỡng giỏi tại HCM có phòng khám riêng bạn nên biết: Các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, dinh dưỡng thuộc nhóm bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, nguyên nhân chính được xác định là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống . Nhóm bệnh về đường tiêu hóa thường khiến trẻ kém ăn, táo bón, tiêu chảy, hay nôn, hấp thụ…

Có thể bạn quan tâm:

Bác sĩ dinh dưỡng giỏi tại HCM có phòng khám riêng bạn nên biết: Các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, dinh dưỡng thuộc nhóm bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, nguyên nhân chính được xác định là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống . Nhóm bệnh về đường tiêu hóa thường khiến trẻ kém ăn, táo bón, tiêu chảy, hay nôn, hấp thụ kém dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bacsihay.com xin giới thiệu tới các bậc cha mẹ một số bác sĩ dinh dưỡng giỏi tại HCM có trình độ chuyên sâu về chuyên khoa tiêu hóa và dinh dưỡng sau đây.

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn? Địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé tại HCM,

Bác sĩ dinh dưỡng giỏi tại HCM

BS Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1: Trưởng khoa Dinh Dưỡng, 165/1B Văn Thân, Phường 8, Quận 6, TPHCM, ĐT: 08 3854 3746, Thời gian khám bệnh: 17g – 20g (thứ 7 nghỉ) , Giá khám: 50.000 đồng

ThS.BS Đào Yến Phi – Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em TPHCM: Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, Thư ký thường trực của Hội Dinh dưỡng TPHCM , Thư ký thường trực của Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM, 159/7 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, TPHCM, ĐT: 08 3853 2464, Thời gian khám bệnh: 17g30 – 20g (từ thứ 2 – thứ 7), Tiền khám: 50.000 – 70.000 đồng

BS.CKI Phạm Mai Đằng – BV Nhi Đồng 1: 100 A đường Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TPHCM, ĐT: 08 3844 0948, Giờ khám: Thứ 2 – chủ nhật: từ 17g – 20g30, Ngày lễ, tết: Nghỉ, Giá khám: 50.000 đồng

BS.CK1 BS Ngọc Hương – Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM: Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, 25 Trần Quang Diệu, Quận 3, TPHCM, ĐT: 08 935 1075, Thời gian khám: từ 16g30 – 21g30 (thứ 2, 4, 6 và chủ nhật)

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – BV Nhi đồng 2: Trưởng khoa Dinh dưỡng, 9A Trần Quý Cáp, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TPHCM, ĐT: 08 3843 0139, Thời gian khám: 17g – 19g (từ thứ 3 – chủ nhật)

Khi nào cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?

Bé nhà em được 5 tháng tuổi nặng 6,4kg bé vẫn chưa biết lẫy . Xin hỏi bác sĩ cháu như vậy có bị còi xương suy dinh dưỡng không ạ? Em có cần cho bé đi khám viện dinh dưỡng không?

Chào em! Không rõ bé nhà em là bé trai hay bé gái, cháu sinh có đủ ngày đủ tháng không, khi sinh ra cháu nặng bao nhiêu cân, hiện tại tình chế độ dinh dưỡng của cháu như thế nào? Theo tiêu chuẩn của WHO, khi trẻ được 5 tháng tuổi cân nặng đạt tiêu chuẩn là 6,9 kg ( đối với bé gái) và 7,5 kg ( đối với bé trai). Nếu con em là gái thì sự chênh lệch không đáng kể nhưng nếu là bé trai thì cũng cần lưu ý một chút vì so với cân nặng chuẩn, bé thiếu 0,9 kg. Xem thêm chuẩn chiều cao cân nặng của bé!

Bác sĩ dinh dưỡng giỏi tại HCM có phòng khám riêng bạn nên biếtĐể đánh giá trẻ còi xương, suy dinh dưỡng thì thường sẽ dựa vào chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Với trẻ 5 tháng, chiều cao đạt chuẩn là 67,6 cm ( trẻ trai) và 64cm ( trẻ gái). Như vậy nếu chiều cao của con em nằm trong giới hạn cho phép, không kèm theo hiện tượng quấy khóc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, ngủ hay giật mình,… thì cũng chưa có gì đáng lo ngại. Nhưng cân nặng của con em hơi thấp, nếu cứ duy trì tình trạng này thì cũng đe dọa nguy cơ suy dinh dưỡng.

Lẫy là hành động được bé “thực hiện” lần đầu tiên là thường vào giai đoạn 3- 4 tháng. Tùy từng bé mà thời gian biết lẫy sẽ khác nhau. Sẽ không nên quá lo lắng nếu tới tháng thứ 6 cháu vẫn không lẫy có kèm theo những dấu hiệu như không thích thú với những thứ xung quanh, tất nhiên cũng có những trẻ “trốn lẫy”. Trước hết em cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cháu. Nếu cháu vẫn bú mẹ hoàn toàn thì em cần ăn uống đầy đủ chất, đảm bảo những nhóm dinh dưỡng thiết yếu ( đạm, đường, béo, vitamin và muối khoáng), tích cực cho con bú, tiếp tục theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trẻ không tăng cân, rối loạn tiêu hóa và kèm theo những dấu hiệu bất thường như tôi đã đề cập tới ở trên thì nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Dinh dưỡng.