Bác sĩ da liễu chia sẻ cách điều trị mụn hiệu quả: Theo bác sĩ Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, mụn là một trong những tổn thương da thường thấy ở mặt do tuyến bã của da bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này hay gặp ở người trẻ tuổi. Mọi biện pháp trị mụn triệt để đều nhắm đến 3 mục đích: Đề phòng sẹo do mụn, cải thiện làn da,…
Có thể bạn quan tâm:
Bác sĩ da liễu chia sẻ cách điều trị mụn hiệu quả: Theo bác sĩ Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, mụn là một trong những tổn thương da thường thấy ở mặt do tuyến bã của da bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này hay gặp ở người trẻ tuổi. Mọi biện pháp trị mụn triệt để đều nhắm đến 3 mục đích: Đề phòng sẹo do mụn, cải thiện làn da, cố gắng kiểm soát mụn với thuốc bôi. Trong đó phương pháp tốt nhất là dùng thuốc, có 2 dạng: Thuốc điều trị tại chỗ (bôi) và điều trị toàn thân (uống). Điều trị mụn cần sự kiên trì, hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt thì mới tìm được đúng nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp
- Trị sẹo bằng phương pháp dân gian & những điều cần lưu ý
- Cách xoá vết thâm ở khuỷ tay và đầu gối
- Các phương pháp chăm sóc làm đẹp da từ trái cây
Bác sĩ da liễu chia sẻ cách điều trị mụn hiệu quả
Theo bác sĩ Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, mụn là một trong những tổn thương da thường thấy ở mặt do tuyến bã của da bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này hay gặp ở người trẻ tuổi. Theo thống kê, mụn là một rối loạn da phổ biến nhất, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây lo lắng, khó chịu, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành (40 tuổi) ở cả nam và nữ. Có đến 85% người trẻ từ 12 đến 24 tuổi bị mụn. Gần 35% phụ nữ và 20% đàn ông bị mụn ở lứa tuổi 30. Khi đến 40 tuổi, 20% nam và nữ vẫn còn nổi mụn.
Mọi biện pháp trị mụn đều nhắm đến 3 mục đích: Đề phòng sẹo do mụn, cải thiện làn da, cố gắng kiểm soát mụn với thuốc bôi. Trong đó phương pháp tốt nhất là dùng thuốc, có 2 dạng: Thuốc điều trị tại chỗ (bôi) và điều trị toàn thân (uống).
Thuốc điều trị mụn tại chỗ
Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi điều trị mụn rất công hiệu. Tuy nhiên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thoa thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ một đến 3 tháng hay lâu hơn tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ.
Thuốc trị mụn toàn thân
Thuốc uống thường dùng trong trường hợp bị mụn nặng và khi thuốc bôi không có hiệu quả, đặc biệt là với mụn ở vùng ngực và vùng lưng. So với thuốc bôi, thuốc điều trị mụn toàn thân có hiệu quả nhanh hơn nhưng phải chú ý đến phản ứng phụ, dị ứng thuốc, nguy cơ có hại cho thai nhi ở phụ nữ mang thai, nữ giới trong độ tuổi có khả năng mang thai hay cho con bú. Tham khảo cách trị mụn nhọt cho trẻ
Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp bị mụn nặng. Dùng nội tiết tố (hormonal treatment) có thể là một lựa chọn trong trường hợp điều trị tại chỗ và toàn thân không có kết quả hay khi nguyên nhân gây mụn có liên quan đến nội tiết.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị mụn tại Úc và Việt Nam, bác sĩ Phúc từng chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị mụn tự ý dùng thuốc không đã dẫn đến những tổn thương da nghiêm trọng. Do đó bác sĩ khuyên không tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ Da liễu, đặc biệt không nên nghe theo lời đồn mà dùng các mỹ phẩm trị mụn trôi nổi chứa hóa chất rất nguy hiểm cho da. Bác sĩ Phúc khuyên bệnh nhân không nên tự nặn mụn vì có nguy cơ nhiễm trùng và để lại vết thâm, sẹo trên da. “Điều trị mụn cần sự kiên trì, hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt thì mới tìm được đúng nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp“, ông nói. Đọc thêm: Vị trí mọc mụn nói lên nhiều điều về sức khoẻ của bạn
Trị mụn cho da nhờn và nhạy cảm?
Trả lời: Chào Ngọc, Trường hợp mụn nặng như em phải đi khám chuyên khoa da liễu thôi. Việc điều trị mụn trứng cá nói chung, nhất là những trường hợp nặng đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian khoảng 3-4 tháng và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Sau giai đoạn tấn công làm giảm và sạch mụn, cần điều trị duy trì để tránh tái phát. Nếu da quá nhạy cảm thì có thể rửa mặt bằng nước ấm 2-3 lần một ngày, hoặc sau khi ra mồ hôi nhiều. Những lúc không tiện rửa mặt (khi đang làm việc, học tập), có thể dùng các loại giấy thấm dầu để loại bỏ bã nhờn. Em cũng nên tránh nắng kỹ để phòng ngừa vết thâm do mụn. Chúc em điều trị thành công.
Bài thuốc Đông y chữa mụn trứng cá hiệu quả
Theo Đông y, thanh thiếu niên tuổi dậy thì, khí thường vượng gây hỏa bốc là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Khí huyết hư, thận âm hư, dương dư cũng là nguyên nhân phối hợp làm phát sinh bệnh. Ăn uống không điều độ, dùng nhiều các thực phẩm gây nhiệt, nóng cũng làm khí huyết uất kết, ứ trệ khiến bệnh nặng hơn.
Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, cả nam và nữ đều có thể bị mụn trứng cá, thường ở độ tuổi dậy thì nhưng có nhiều trường hợp 25-35 tuổi cũng mắc bệnh này.
Ông Hải cho biết, mụn trứng cá có rất nhiều nguyên nhân. Người bị mụn trứng cá cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp. Ông giới thiệu các bài thuốc Đông y trị trứng cá theo từng thể người.
Bài 1: Thể âm hư
Đối với những người thận âm hư khiến huyết không lưu thông gây ra mụn trứng cá cần dùng bài thuốc bổ thận âm để điều trị. Thục địa 20 g, mạch môn 16 g, ngưu tất 12 g, trạch tả 12 g, hoài sơn 12 g, đan bì 12 g, bạch linh 12 g, ngũ vị 8 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
Bài 2: Thể dương vượng
Đối với những người dương vượng sẽ gây hỏa bốc, huyết không thông gây ra mụn trứng cá cần dùng bài thuốc thanh nhiệt, tả hỏa, thông khí huyết để điều trị. Bồ công anh 12 g, hoàng cầm 12 g, kinh giới 12 g, chi tử 12 g, liên kiều 12 g, hoàng liên 4 g, huyền sâm 12 g, hồng hoa 6 g, sinh địa 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
Bài 3: Thể khí huyết hư
Những người khí huyết hư sẽ sinh ra nội nhiệt gây hỏa bốc dẫn đến mụn nhọt nảy nở. Trường hợp này cần dùng bài thuốc bổ khí huyết, điều hòa khí, cân bằng âm dương để điều trị. Đẳng sâm 12 g, hoàng kì 12 g, bạch truật 12 g, đan sâm 12 g, hồng hoa 6 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đương quy 12 g, xuyên khung 8 g, thục địa 12 g, quế nhục 4 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng đồ lạnh, nhất là đá lạnh khi uống thuốc.
Lương y khuyến cáo thêm, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị người bị mụn trứng cá nên có chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh sạch sẽ. Nên kiêng hoặc hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ, cay, nóng; giảm những đồ ăn thức uống tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mủ phát triển như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đường… Tăng các loại thực phẩm như rau quả, nhất là những loại có tác dụng thông tiện, nhuận tràng như rau sam, rau khoai lang, mồng tơi, rau đay. Về vệ sinh, cần rửa mặt sạch sẽ, nên rửa bằng nước ấm, nhất là vào mùa rét.