Bà bầu đi bơi khi mang thai có tác dụng gì cho mẹ bầu và thai nhi? Cũng giống như những môn thể thao khác, việc quan trọng nhất giúp môn bơi phát huy được hết tác dụng của mình là khi mẹ bầu tập bơi đúng cách. Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc khi đi bơi thì mẹ cần lưu ý những điều sau:
Sinh con năm 2020 – 2021, sinh con năm 2020 – 2021 tháng nào tốt
Bà bầu bị táo bón khi…
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu đi bơi khi mang thai có tác dụng gì cho mẹ bầu và thai nhi? Cũng giống như những môn thể thao khác, việc quan trọng nhất giúp môn bơi phát huy được hết tác dụng của mình là khi mẹ bầu tập bơi đúng cách. Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc khi đi bơi thì mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Sinh con năm 2020 – 2021, sinh con năm 2020 – 2021 tháng nào tốt
- Bà bầu bị táo bón khi mang thai phải làm sao?
- Bí quyết sinh con trai & cách sinh con gái năm 2020 – 2021
Bà bầu đi bơi khi mang thai có tác dụng gì cho mẹ bầu và thai nhi?
Khi mang thai, việc mẹ bầu tập luyện thể dục thể thao luôn được khuyến khích. Trong đó, nhiều mẹ bầu chọn bơi làm môn thể thao để tập luyện nhằm tăng cường sức đề kháng và hạn chế những triệu chứng trong thai kỳ. Tuy bơi rất tốt nhưng nó hoàn toàn có thể “phản tác dụng” nếu bà bầu đi bơi không có những lưu ý an toàn dưới đây.
Lợi ích của bơi lội với bà bầu
Bơi lội là một môn thể thao tác động lên 2 vùng cơ chính của cơ thể là tay và chân. Do đó, đây được xem là môn thể thao lý tưởng cho mọi lứa tuổi. Mặc dù chỉ tác động nhẹ nhàng nhưng bơi rất có lợi cho hệ tim mạch và khiến phụ nữ mang thai có được cảm giác không trọng lượng khi mà cơ thể đang dần tăng cân do lực nâng của nước tạo ra môi trường tương đương không trọng lực. Đặc biệt, đi bơi còn giúp thai phụ có thể tự do hoạt động trong môi trường khá an toàn, không lo sợ bị tổn thương.
Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho bà bầu nhưng khi bơi bà bầu cũng cần có một số lưu ý để bảo đảm an toàn Bơi lội giúp mẹ bầu cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Không những thế, bơi còn giúp chị em đốt cháy calo, hạn chế việc bà bầu tăng cân quá mức trong thai kỳ, giúp ngủ ngon hơn và dễ thích nghi với những thay đổi về tâm sinh lí trong thai kỳ.
Những lưu ý mẹ cần biết khi đi bơi
Cũng giống như những môn thể thao khác, việc quan trọng nhất giúp môn bơi phát huy được hết tác dụng của mình là khi mẹ bầu tập bơi đúng cách. Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc khi đi bơi thì mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Nếu chưa từng học bơi trước đây hoặc bơi không phải là môn thể thao thường xuyên được mẹ tập luyện thì mẹ nên bắt đầu một cách thật chậm rãi, cử động một cách thoải mái từ từ trong quá trình khởi động và kết thúc và luôn nhớ rằng không được làm quá sức mình.
– Ở dưới nước, mẹ bầu cần cân bằng lượng nước trong cơ thể. Mẹ nên uống một cốc nước (khoảng 220ml) trước khi bắt đầu bơi, sau mỗi 20 phút bơi lại uống 1 cốc như vậy, sau khi bơi xong lại uống thêm một cốc nữa.
– Trước khi bơi khoảng 2 tiếng đồng hồ, tốt nhất mẹ không nên ăn bất cứ thứ gì để tránh các loại axit khó tiêu và tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, thai phụ cũng cần phải tính giờ xuống hồ phù hợp, hạn chế tiếp xúc hồ bơi vào sớm tinh mơ, tối khuya hay trưa nắng.
– Nước ở hồ bơi không nên quá lạnh hoặc quá nóng bởi nếu xuống nước trong tình trạng không tốt, bà bầu có thể trải qua các cơn đau co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.
– Kiểu bơi được nhiều mẹ bầu yêu thích nhất là bơi ngửa. Tuy nhiên, nếu bơi ngửa sau tuần thứ 16 thai kỳ, dù trong thời gian ngắn hay dài cũng gây cảm giác rất khó chịu vì khối lượng của thai nhi sẽ hoàn toàn tạo áp lực lên động mạch chủ. Vì vậy khi thấy đau, bạn nên ngừng kiểu bơi này.
– Lúc này, mẹ bầu nên thay thế bằng kiểu bơi ếch vì nó không đòi hỏi phải xoay người và không mất nhiều sức. Đặc biệt, bơi ếch làm giảm đáng kể sự căng thẳng gia tăng ở phía sau do trọng lượng phần bụng tạo ra.
– Một vấn đề mà mẹ cần lưu ý nữa là chất lượng nước hồ bơi. Chất chlorofotrm có trong nước hồ bơi là chất có khả năng gây ung thư và có thể thấm qua da hoặc đường thở khi bốc hơi. Do đó, có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản như tăng nguy cơ sảy thai, thai dị tật bẩm sinh… Do đó, mẹ cũng không nên bơi hoặc ngâm mình quá lâu nhé. Thời gian 30 – 45 phút là đủ để mẹ “tung hoành ngang dọc” rồi. Khi từ hồ bơi lên mẹ cũng cần tắm lại bằng nước thông thường để bảo đảm an toàn.