Bà bầu bị thuỷ đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển…

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu bị thuỷ đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.

Bệnh Thủy đậu có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh tiến triển khoảng 10-15 ngày rồi tự khỏi. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp có biến chứng nhất là ở trẻ em nhỏ dưới 1 tuổi, những cơ thể đặc biệt bị giảm sút sức đề kháng (người bị các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS), có thể bị biến chứng nhiễm trùng da, Zona (giời leo). Phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong thai kỳ thường nặng và có thể gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: teo chi, dị tật ở mắt, dị tật ở hệ thần kinh trung ương…

Bệnh lây lan như thế nào?

Thủy đậu rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch: Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí. Người bệnh có khả năng lây cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

Bệnh thuỷ đậu biểu hiện như thế nào?

15 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây, bệnh nhân sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng. Xuất hiện các nốt ban đỏ, ngứa trên da ở vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp thân người, kể cả bộ phận sinh dục. Sau 12-24 giờ, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng nước, bên trong chứa chất dịch trong suốt. Các nốt phỏng nước vỡ ra, khô lại thành vảy, bong vảy sau 5-10 ngày và khôn để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da thứ phát.

Nên làm gì khi có người thân bị thủy đậu? Nên đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí thích hợp, cụ thể như sau:

  • Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây) Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
  • Cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch. Có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
  • Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước (tốt nhất là khi các nốt phỏng nước đã vỡ). Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao (không được dùng thuốc Aspirine) Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả (cam, chanh)

Bà bầu bị thuỷ đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Bà bầu bị thuỷ đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tôi đang mang thai tháng thứ 4 nhưng trong khu tập thể nhà tôi hiện có nhiều trẻ bị thủy đậu khiến tôi rất lo lắng. Vậy xin hỏi nếu mang thai mắc thủy đậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Đức Trung tư vấn:

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền, xảy ra phần nhiều ở trẻ em, ít xảy ra ở người lớn, nhưng đối với thai phụ, bệnh có thể ảnh hưởng tới người mẹ mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho thai nhi. Khi thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ viêm phổi do Varicella-zoster virus từ 10-20%. Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai.

Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Trong ba tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai. Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Để tránh nguy cơ lây bệnh cho con, ngay sau sinh bé cần được dùng varicella zoster immune globulin và cách ly với mẹ.

Tuy nhiên, phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi. Trường hợp của bạn, tốt nhất không nên tiếp xúc với người bệnh để phòng bệnh và thăm khám bác sĩ sản khoa định kỳ.

Thủy đậu khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm

Đối với những người khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, thủy đậu là một căn bệnh khá lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, thủy đậu lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi thủy đậu gây sốt cao, khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh, não, gan… Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của thủy đậu bẩm sinh là những vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.

– Tam cá nguyệt thứ nhất: Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là khoảng 0,4 %. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai khá cao.

– Tam cá nguyệt thứ hai: 2% thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này. Nếu mẹ nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.

– Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, nếu mẹ nhiễm thủy đậu, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao. Và nguy cơ tử vong của bé trong những trường hợp này lên đến 30%.

Xử trí khi bị thủy đậu trong thai kỳ

– Cho đến khi các vết thủy đậu đóng vảy, mẹ bầu cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người xung quanh, đặc biệt trong trường hợp có con nhỏ.

– Giữ phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh thân thể, để da khô thoáng, tránh làm vỡ các mụn nước.

– Paracetamol là thuốc hạ sốt rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng trong thời gian dài. Mỗi liều phải cách nhau ít nhất 4 tiếng đồng hồ.

– Đối với những mẹ bầu lần đầu bị thủy đậu, bác sĩ có thể kê đơn để bạn sử dụng thuốc Varicella Zoster immunoglobulin ( VZIG ). Thuốc không có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi mà chỉ có tác dụng giảm những biến chứng của mẹ bầu.

Trước khi có ý định mang thai, bạn nên tiến hành kiểm tra khả năng miễn dịch của mình với virut thủy đậu. Nếu chưa có kháng thể, bạn nên tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Vắc-xin ngừa thủy đậu là vắc-xin virut sống, tuy đã được giảm độc lực nhưng vẫn không phù hộ với những phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu chưa có kháng thể, mẹ bầu nên chú ý tránh xa những người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm.