Bà bầu bị đầy bụng khí khó tiêu phải làm sao? Khi bị đầy bụng khi mới mang thai, chị em không cần quá lo lắng mà từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân gây ra triệu chứng này và áp dụng những cách đơn giản để cải thiện chúng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu bị đầy bụng khí khó tiêu phải…

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu bị đầy bụng khí khó tiêu phải làm sao? Khi bị đầy bụng khi mới mang thai, chị em không cần quá lo lắng mà từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân gây ra triệu chứng này và áp dụng những cách đơn giản để cải thiện chúng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu bị đầy bụng khí khó tiêu phải làm sao?

Nguyên nhân gây đầy bụng khi mới mang thai

Theo Đông y, tình trạng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu gọi chung là chứng “bĩ, mãn”, với nguyên nhân thường thấy là do chế độ ăn uống không hợp lý làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Khi mang thai, chị em phụ nữ phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt so với người bình thường. Chế độ dinh dưỡng này cho phép các mẹ ăn nhiều món, ăn tăng số lượng và do đó mà nguy cơ mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó là việc mẹ bầu ăn nhiều nhưng không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nhiều cà phê, nước trái cây đóng hộp, nước có gas, nạp thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột,… cũng là những nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng khi mang thai.

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu khi mới mang thai

Những triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở bà bầu

Đầy bụng, khó tiêu xuất hiện do sự rối loạn về tiêu hóa gây nên. Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, thức ăn sẽ được tiêu hóa bớt đi và do đó chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái vì không còn đầy hơi và cứng bụng nữa. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa gặp phải trục trặc và thức ăn mẹ bầu nạp vào cơ thể không tương thích sẽ gây nên hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, gây ra những cảm giác khó chịu. Thông thường gồm những biểu hiện như sau:

Tức phần bụng phía trên

Hiện tượng nặng bụng như có vật gì vướng ở phía trên là cảm giác phổ biến khi bà bầu mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu. Lúc này, bạn có cảm giác bụng óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hoặc ợ khan. Điều này khiến mẹ bầu có cảm giác ngán ăn, đôi khi cũng có lúc bị đau bụng lâm râm.

Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no

Đây là dấu hiệu cho biết rằng các mẹ đang có nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng. Sau khi có cảm giác tức phần bụng trên ,nhiều mẹ bầu cảm thấy chán ăn hay thậm chí là sợ ăn. Do lúc này, dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy đồ ăn. Nếu cố gắng nuốt thức ăn, chị em sẽ cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng và sẽ buồn nôn.

Bị tiêu chảy, táo bón

Một số mẹ bầu bị đầy hơi, chướng bụng nặng sẽ kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón khi mang thai. Tất cả những dấu hiệu này cho biết bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.

Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Đầy bụng khi mới mang thai là một triệu chứng bình thường của cơ thể. Cũng giống như đau lưng, ợ nóng khi mang thai, đầy bụng gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đầy bụng cũng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và tự hết khi mẹ bầu biết cải thiện chúng đúng cách và đúng thời điểm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài và không có cách điều trị, tình trạng trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu khi mới mang thai

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu

– Mẹ bầu ngủ đúng tư thế, kê gối cao ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, trướng bụng gây ra.

– Tránh xa khói thốc là vì chỉ cần ngửi khói thuốc thôi cũng gây đảo lộn dịch dã dày, từ đó làm tình trạng đầy bụng của mẹ bầu cũng trở nên trầm trọng hơn.

– Nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ hằng ngày có thể giúp giảm chứng đầy hơi trong thai kỳ. Khi ăn, nên cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

Mẹ tuyệt đối không nên nằm sau khi ăn bởi có thể khiến thức ăn khó tiêu hóa, từ đó tình trạng đầy bụng càng trầm trọng hơn. Thay vào đó, sau mỗi bữa ăn mẹ nên vận động nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa. Đi bộ sau khi ăn 1 tiếng là một gợi ý hay cho các mẹ đấy!

Như vậy, bị đầy bụng khi mới mang thai, chị em không cần quá lo lắng mà từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân gây ra triệu chứng này và áp dụng những cách đơn giản để cải thiện chúng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.