Ngoài cảm giác buồn nôn, thèm ăn thì chóng mặt khi mang thai cũng là dấu hiệu điển hình. Từ khi có biểu hiện mang thai, mẹ bầu sẽ hay cảm thấy chóng mặt. Và cảm giác này khiến phụ nữ mang thai rất khó chịu. Nó làm các mẹ bầu cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chán ăn, ăn không vào. Vậy làm cách nào để giảm chóng mặt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi đây? Ngày hôm nay, chuyên gia y…
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu uống trà kombucha có tốt không? 8 lợi ích và 4 tác hại bạn cần biết (2020 2021)
- Quan hệ tình dục qua hậu môn khi mang thai có an toàn không? 14 lời khuyên của bác sĩ (2020 2021)
- Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không? 7 nguyên nhân gây tăng chỉ số này (2020 2021)?
- 16 điều bà bầu cần biết về dịch âm đạo khi mang thai (2020 2021)
- (2020 2021) 6 lợi ích của việc massage tầng sinh môn – Bác sĩ hướng dẫn cách massage chuẩn
Ngoài cảm giác buồn nôn, thèm ăn thì chóng mặt khi mang thai cũng là dấu hiệu điển hình. Từ khi có biểu hiện mang thai, mẹ bầu sẽ hay cảm thấy chóng mặt. Và cảm giác này khiến phụ nữ mang thai rất khó chịu. Nó làm các mẹ bầu cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chán ăn, ăn không vào. Vậy làm cách nào để giảm chóng mặt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi đây? Ngày hôm nay, chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Nội Dung Chính
-
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai
Tình trạng chóng mặt khi mang thai hay xảy ra ở tháng thứ mấy của thai kỳ?
Các cách khắc phục hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai. Và trong số đó có cả những lý do mang hướng tích cực và tiêu cực. Hãy cùng nghiên cứu kỹ để biết vì sao mình bị hoa mắt chóng mặt lúc mang bầu nhé.
Đây là biểu hiện tự nhiên khi mang thai
Khi có bầu, hormone tăng lên khiến mẹ bầu hay cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Nhưng hiện tượng này sẽ tự động hết sau khi sinh con.
Nguyên nhân thứ nhất khiến bạn có cảm giác chóng mặt đó là do hormone thay đổi. Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng đột biến. Chính việc một lượng lớn hormone được giải phóng khiến các mạch máu mở rộng.
Lúc này, trong tĩnh mạch của mẹ bầu sẽ xuất hiện hiện tượng hồi máu. Hồi máu nghĩa là như thế nào? Tức là lưu lượng máu lúc này bị giảm, dẫn đến việc tụt huyết áp. Một khi huyết áp bị tụt sẽ gây nên biểu hiện chóng mặt.
Chóng mặt khi mang thai do thiếu máu
Khi mắc bệnh thiếu máu, mẹ bầu cũng sẽ hay cảm thấy chóng mặt. Cùng với đó, một số căn bệnh sau cũng để lại biến chứng là hiện tượng buồn nôn, chóng mặt:
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh trĩ sau sinh
Bệnh xương khớp
Tim đập nhanh khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Bệnh phụ khoa khi mang thai
v.v …
Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai.
Dựa vào các biểu hiện dưới đây, các bạn sẽ biết mình có bị thiếu máu hay không:
Bỗng nhiên cảm giác buồn nôn, hoa mắt.
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi trong người, chán ăn, ngại vận động.
Đầu ngón tay, vùng mi mắt và môi nhợt nhạt, xanh xao.
Hay thở dốc, nhịp tim nhanh.
Hay quên, không thể tập trung được.
Bỗng dưng thèm uống nước, ăn đá một cách kì lạ.
Thói quen ngủ cũng có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai
Tư thế ngủ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong những năm tháng thai nghén. Vì nếu ngủ đúng tư thế thì mẹ bầu sẽ dễ ngủ, có được giấc ngủ sâu. Ngược lại, khi ngủ sai tư thế sẽ dễ dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp. Và hiển nhiên, nếu thiếu ngủ thì người sẽ mệt phờ phạc, thiếu sức sống, hay chóng mặt.
Nằm ngửa là tư thế nằm sai mà mẹ bầu nên bỏ ngay lập tức.
Tư thế ngủ gây chóng mặt sau khi dậy nhất chính là nằm ngửa. Vì khi nằm với tư thế này trong thời gian dài tĩnh mạch chủ sẽ bị trọng lượng thai nhi đè lên. Khi đó, quá trình truyền máu từ tĩnh mạch đến tim sẽ bị gián đoạn. Do vậy mà gây nên hiện tượng chóng mặt khi mang thai.
Nguy hiểm hơn, nếu không từ bỏ thói quen này sớm thì mẹ sẽ bị sinh non. Thậm chí là thai lưu hoặc sảy thai, mất con mãi mãi. Việc thai nhi tử vong là điều không ai mong muốn cả.
Do mẹ bầu ăn uống thiếu chất
Ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai.
Chế độ ăn khi mang thai là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ. Vì thế, những câu hỏi như: “Mang bầu 8 tháng ăn gì tốt nhất?”, “Mang bầu có nên ăn cà rốt không?”, … được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp không biết cách xây dựng một thực đơn khoa học. Nếu ăn thiếu protein, sắt, i-ốt, vitamin A, C, … thì cơ thể sẽ bị suy nhược. Từ đó dẫn đến biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, …
Dùng chất kích thích khi mang thai cũng là nguyên nhân
Chắc chắn rằng hầu hết phụ nữ đều không dùng chất kích thích khi mang thai. Vì họ có ý thức bảo vệ mạng sống của con và của chính bản thân mình. Thế nhưng, vẫn có một số ít thai phụ không nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc này. Họ không biết rằng chất kích thích có thể khiến họ bị:
Viêm phần phụ khi mang thai
U xơ tử cung khi mang thai
Ung thư cổ tử cung khi mang thai
Herpes sinh dục khi mang thai
Sùi mào gà khi mang thai
Ra huyết trắng khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai
Cùng nhiều căn bệnh viêm nhiễm khác
Và cảm giác chóng mặt khi mang thai cũng là một hậu quả của việc lạm dụng chất kích thích. Bởi những chất kích thích, đặc biệt là ma túy sẽ tác động vô cùng lớn đến não bộ và hệ thần kinh. Chúng khiến người dùng chóng mặt, thậm chí là mất kiểm soát hành vi của bản thân.
Do mẹ bầu đang mang song thai
Nếu mang song thai thì mẹ bầu cũng hay bị chóng mặt khi mang thai.
Khi mang song thai (tức là sẽ sinh đôi) thì biểu hiện này cũng sẽ xuất hiện. Nhất là ở tháng thứ 4 và thứ 6 của thai kỳ. Vì bình thường nếu là đơn thai thì mẹ bầu đã phải vất vả để cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho cả 2 người. Nay lại thêm 1 cá thể nữa, thành 3 người.
Vậy thì cơ thể lúc này sẽ phải vận hành quá sức một chút. Chỉ cần không bổ sung dưỡng chất kịp thời là hoa mắt, chóng mặt ngay. Với mẹ bầu có song thai thì cần nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Để cả hai đứa bé ra đời mạnh khỏe, thông minh, phát triển tốt.
Tình trạng chóng mặt khi mang thai hay xảy ra ở tháng thứ mấy của thai kỳ?
Hầu như tình trạng chóng mặt xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
Hiện tượng chóng mặt khi mang thai bình thường
Theo các bác sĩ, tình trạng chóng mặt khi mang thai chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu. Vì lúc này, lượng hormone tăng nhanh và cơ thể còn chưa thích nghi kịp các thay đổi khác. Lúc này, huyết áp lên xuống thất thường dẫn đến chóng mặt.
Sau đó đến giữa thai kỳ thì tình trạng này càng ngày càng gia tăng. Bởi lúc này huyết áp giảm tới mức kỷ lục – tức là mức thấp nhất.
Còn sau đó, mọi thứ dần ổn định trở lại. Huyết áp được cân bằng từ đó cho tới cuối thai kỳ.
Dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám gấp
Cũng có trường hợp, hiện tượng chóng mặt khi mang thai diễn biến không bình thường.
Tuy nhiên, với số ít trường hợp thì biểu hiện này lại không diễn tiến theo trình tự trên. Và điều này sẽ là vô cùng bất thường. Cụ thể, bạn hãy chú ý xem cơ thể có các dấu hiệu nguy hiểm sau không nhé:
Thị giác ngày càng mờ đi.
Bỗng cảm thấy khó phát âm, khó nói.
Bỗng nhiên ra máu hoặc bị ngất.
Nếu xuất hiện các cảnh báo trên thì bạn cần đi khám gấp. Để bảo vệ an toàn cho cả bạn và thai nhi trong bụng.
Các cách khắc phục hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Hít thở sâu
Mỗi lần cảm thấy chóng mặt khi mang thai, bạn hãy hít thở sâu.
Việc hít thở sâu sẽ giúp mẹ bầu điều hòa khí huyết. Vì thế, mỗi khi cảm thấy hơi chóng mặt thì hãy bình tĩnh ngồi và hít thở sâu. Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Ngồi hay nằm xuống và hạ thấp đầu của bạn
Đây cũng là biện pháp làm giảm hiện tượng chóng mặt khi mang thai khá nhanh.
Mỗi khi có dấu hiệu này, bạn hãy lập tức ngồi xuống hoặc nằm với tư thế hạ thấp đầu. Việc này sẽ giúp máu lên não nhanh và hết chóng mặt.
Và hãy nhớ là tuyệt đối đừng nằm ngửa. Nếu muốn đổi tư thế, bạn hãy nằm nghiêng và có kẹp một gối ôm giữa hai chân.
Mở cửa để khí mới vào
Một trong các lý do khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai là do phòng quá thiếu khí.
Khi bạn đóng cửa 24/7 thì trong phòng sẽ vô cùng thiếu khí. Mà mẹ bầu thì vốn cần gấp đôi lượng oxy so với bình thường. Vì mẹ bầu cần oxy để cung cấp cho cả bản thân và em bé trong bụng. Do vậy, nếu ở trong môi trường thiếu khí thì bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
Và lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp. Giải pháp trong tình huống này là hãy ra mở toàn bộ cửa sổ để khí vào nhà.
Tránh đứng lâu
Nếu phải đứng quá lâu thì bạn sẽ có cảm giác chóng mặt khi mang thai.
Nhiều mẹ bầu từng than phiền về việc cảm thấy hoa mắt khi đứng quá lâu. Vì công việc (ví dụ như tiếp thị, bất động sản, …), nhiều người phải đứng lâu. Và chính việc đứng trong thời gian dài như thế này khiến họ bị tê bì tay chân. Bên cạnh đó còn tác động xấu đến việc lưu thông khí huyết.
Bởi vậy, nếu buộc phải đứng lâu thì bạn hãy đi lại thường xuyên. Cứ khoảng 30 phút lại đi bộ một lần cho khí huyết lưu thông.
Thực hiện từ từ việc đổi tư thế
Bạn có biết: Việc đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống quá nhanh cũng khiến mình bị chóng mặt khi mang thai? Lý do là bởi khi bạn thực hiện việc chuyển đổi trạng thái của cơ thể nhanh quá, cơ thể sẽ chưa thích ứng kịp. Nhất là với mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ có trọng lượng cơ thể lớn.
Việc đứng lên, ngồi xuống cần được thực hiện một cách từ từ.
Cho nên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy thực hiện trạng thái di chuyển của cơ thể một cách từ từ. Sự chuyển đổi nhẹ nhàng sẽ giúp bạn không bị choáng váng.
Chú ý khi đi tắm
Thói quen tắm rửa cũng cần được mẹ bầu lưu tâm.
Khi tắm, nhiều mẹ bầu có thói quen tắm nước lạnh quá hoặc nóng quá. Tuy nhiên, hai thái cực này sẽ khiến tĩnh mạch hẹp, giãn thất thường. Và dẫn đến việc chóng mặt khi mang thai.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng này thì bạn hãy chú ý đến trạng thái nước tắm của mình. Bạn không nên tắm nước lạnh quá hay nóng quá vì dễ bị cảm hoặc bỏng da. Ngược lại, nước ấm vừa đủ sẽ là trạng thái nước thích hợp cho mẹ bầu ngâm mình và tắm. Bên cạnh đó, việc ngâm chân trong nước ấm với muối cũng sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng tê bì chân tay khi mang bầu.
Mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt
Mặc đồ thoải mái sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe và tâm trạng tốt hơn.
Vì đam mê thời trang nên nhiều phụ nữ khi có bầu vẫn mặc đồ bó sát. Nhưng họ đâu biết rằng hành động này sẽ kéo theo nguy cơ tiềm ẩn của bệnh viêm nhiễm như bệnh phụ khoa. Và cả các bệnh về lưu thông khí huyết nữa.
Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên mặc đồ thoáng mát để cơ thể thoải mái. Khi đó, máu huyết được lưu thông và bạn sẽ ít bị chóng mặt, buồn nôn.
Tránh nằm ngửa
Việc nằm ngửa rất dễ khiến bạn thấy chóng mặt khi mang thai.
Tư thế nằm ngửa có tác hại lớn đến mẹ bầu như chúng tôi đã phân tích ở trên. Vì vậy, bạn cần tránh tuyệt đối tư thế này khi đi ngủ. Đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng thai kỳ
Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi mang thai là do thiếu chất. Do đó, việc xây dựng lại thực đơn cho bà bầu là vô cùng quan trọng.
Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất.
Các mẹ cần chú ý đến việc ăn uống nếu không muốn bị chóng mặt khi mang thai. Hãy bổ sung đủ thịt, hải sản. Đặc biệt là rau xanh và hoa quả để có thể hấp thụ được lượng vitamin tự nhiên. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể dùng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ việc bồi bổ cơ thể.
Và hãy hạn chế ăn kiêng khi mang thai. Vì nếu ăn kiêng không khoa học thì mẹ bầu sẽ không nạp đủ chất vào cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu tìm được biện pháp chống tình trạng chóng mặt khi mang thai. Và để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về việc chăm sóc bà bầu, hãy theo dõi trang web của chúng tôi mỗi ngày nhé. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!