Khi mang thai tháng thứ 4, đồng nghĩa với việc thai nhi đã bắt đầu có nhiều sự phát triển về cơ thể rõ rệt. Ở giai đoạn này, người mẹ đã có thể thấy được hình hài thai nhi và nghe được tiếng tim đập trong bụng. Khi đi siêu âm thai, bố mẹ sẽ thấy được những hình ảnh trực quan nhất về thiên thẩn nhỏ của mình. Cũng chính vì đang trong giai đoạn phát triển thai nhi, nên cần đặc…
Có thể bạn quan tâm:
- Bật mí 5 cách đặt tên cho cặp sinh đôi cực hay và ý nghĩa nhất (2020 2021)
- Chia sẻ 4 điều các mẹ bầu cần biết ở tuần thai thứ 24 (mới nhất 2020 2021)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2020 2021)
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2020 2021)
- Thai nhi nhẹ cân phải làm gì? Điều trị thế nào? Ý kiến bác sĩ (2020 2021)
Khi mang thai tháng thứ 4, đồng nghĩa với việc thai nhi đã bắt đầu có nhiều sự phát triển về cơ thể rõ rệt. Ở giai đoạn này, người mẹ đã có thể thấy được hình hài thai nhi và nghe được tiếng tim đập trong bụng. Khi đi siêu âm thai, bố mẹ sẽ thấy được những hình ảnh trực quan nhất về thiên thẩn nhỏ của mình. Cũng chính vì đang trong giai đoạn phát triển thai nhi, nên cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cũng như sinh hoạt cho người mẹ. Vậy các bà bầu khi mang bụng bầu 4 tháng lưu ý gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Nội Dung Chính
-
Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?
Cơ thể cảm thấy như thế nào khi mang chiếc bụng bầu 4 tháng?
Những lưu ý cho bà bầu 4 tháng
Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?
Khi thai nhi đang ở giai đoạn 4 tháng tuổi cũng là lúc bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Vào thời điểm này (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 của thai kì), tứ chi đã hình thành rõ rệt. Các bộ phận khác như: mi mắt, chân mày, lông mi, móng tay và kể cả tóc cũng đã định hình. Xương và răng của bé trong giai đoan này tiếp tục phát triển mạnh và trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều. Thậm chí, thời gian này bé yêu có thể thực hiện các động tác đút các ngón tay, vươn mình hay ngáp nữa đấy!
Đặc biệt, ở tháng thứ 4 này, hệ thần kinh não bộ bắt đầu hoàn thiện các chức năng. Bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản cũng được phát triển toàn diện. Khi mạng bụng bầu tháng thứ 4, thai nhi có thể đạt chiều dài 15 cm và cân nặng tầm 100 gram.
Cân nặng của mẹ bầu sau tháng thứ 4 sẽ thay đổi rõ rệt
Cơ thể cảm thấy như thế nào khi mang chiếc bụng bầu 4 tháng?
Vào thời gian này, khi đi siêu âm, bạn có thể cảm thấy sự phát triển của bé yêu, xác định được giới tính của bé. Tuy nhiên, các cử động của bé vẫn còn nhẹ nên khó cảm nhận được. Giai đoạn cuối tháng 3 của thai kì, dạ non (tử cung) đã giãn nở với kích thước gần bằng với nắm đấm của đàn ông. Và 1 tháng sau đó, kích thước có thể bằng 1 quả dưa hấu. Đồng thời, dây rốn cũng lớn hơn và dài hơn, giúp bé cảm thấy thoái mái hơn trong bụng mẹ. Nhau thai phát triển kéo theo nhu cầu về oxy và dinh dưỡng cũng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, một số chị em sẽ xuất hiện các đường màu đỏ trên đùi hoặc trên bầu vú. Đây là đường tĩnh mạch trên da do sự thay đổi hóc-môn gây nên. Sau khi sinh, những đường này sẽ biến mất.
Giai đoạn này, mẹ bầu nên chọn đồ lót cho phù hợp và mang vớ bó y khoa dành riêng cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe sinh sản.
Những lưu ý cho bà bầu 4 tháng
Dưới đây là những điểm cần chú ý cho bà bầu 4 tháng để đảm bảo giữ sức khỏe cho mẹ và thai nhi:
Nên lựa chọn loại quần áo phù hợp với bà bầu, đặc biệt là đồ lót.
Nên cân nhắc đến việc trang điểm, vì trong giai đoạn này, làn da cực kỳ mẫn cảm và dễ tổn thương.
Màu sắc da có thể bị thay đổi, trở nên sạm đi, do trong thời kỳ này hóc-môn thay đổi. Có thể dùng dưa leo đắp mặt hoặc làm các viên đá từ nước ép cà chua để thoa lên mặt, khắc phục nhược điểm này.
Phụ nữ mang thai nên đi bộ mỗi ngày và tập hít thở không khí trong lành để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.
Cần ăn uống đủ chất, không nên ăn tối muộn sau 8 giờ tối.
Luôn lạc quan và giữ tinh thần vui vẻ. Mẹ bầu có thể gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người xung quanh, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện để giải trí.
Nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức khỏe, làm săn chắc các thành mạch máu. Đồng thời khắc phục tình trạng sạm da đang có.
Nên ngủ nghiêng 1 bên (đặc biệt là bên trái) và có 1 chiếc gối ôm kẹp giữa 2 chân. Tư thế này giúp thai nhi có đủ máu, bên cạnh đó còn cải thiện chức năng thận.
Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng, bổ sung vitamin,.. để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh
Mang thai chính là điều tuyệt vời nhất đối với cha mẹ. Chính vì thế, hãy trang bị đầy đủ kiến thức về sinh sản, chăm sóc cho mẹ và bé, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chào đón thiên thần chào đời một cách khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các mẹ bầu và đừng quên quan tâm đến sức khỏe của bản thân và bé yêu.