Tìm hiểu trước phần giới thiệu sơ lược các chương trình, chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của con. Nếu con bạn cứ hay bắt chước cái gì đó mà một nhân vật hoạt hình làm, bạn nên nhắc nhở con rằng: mặc dù nhân vật đó có thể tỉnh táo đứng dậy sau khi bị tai nạn, có thể thoải mái nhảy ra khỏi chiếc xích đu đang đong…
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu trước phần giới thiệu sơ lược các chương trình, chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của con. Nếu con bạn cứ hay bắt chước cái gì đó mà một nhân vật hoạt hình làm, bạn nên nhắc nhở con rằng: mặc dù nhân vật đó có thể tỉnh táo đứng dậy sau khi bị tai nạn, có thể thoải mái nhảy ra khỏi chiếc xích đu đang đong đưa, nhưng ngoài đời những việc như thế sẽ làm con bị thương đó.
7 Cách giúp bé tránh những ảnh hưởng tiêu cực khi xem tivi
Con hoàn toàn có thể xem tivi một cách tích cực, không thụ động, để tận dụng hết những lợi ích mà truyền hình mang lại.
1. Lựa chọn các chương trình truyền hình phù hợp với độ tuổi
Tìm hiểu trước phần giới thiệu sơ lược các chương trình, chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của con. Để thuận tiện hơn, bạn có thể tìm kiếm một nguồn cung cấp các chương trình và video đáng tin cậy về độ hấp dẫn, giáo dục và truyền cảm hứng. Cho con xem thoải mái cho hết danh sách đó.
2. Bố mẹ hãy xem phim cùng con
Trẻ nhỏ thường bắt chước rất nhanh những gì chúng thấy và nghe được trên tivi. Vậy nên bạn hãy đặt những câu hỏi khơi gợi thêm khả năng sáng tạo lời thoại và cốt truyện của riêng con. Dưới đây là một số cách để bắt đầu cuộc trò chuyện trước màn hình tivi: Điều gì đã xảy ra lúc mở đầu bộ phim vậy con? Con muốn trở thành nhân vật nào nhất? Với cùng các nhân vật như trong phim, con có thể tạo nên một câu chuyện mới với cái kết như thế nào?
3. Lồng ghép các hoạt động gia đình và vui chơi
Hạn chế thời gian con xem truyền hình để dành thêm nhiều tâm trí hơn cho bố mẹ, chơi đùa với bạn bè và khám phá cuộc sống. Ngoài ra, hãy tận dụng âm nhạc sôi động của chương trình giải trí hay các động tác hài hước của một nhân vật để khuyến khích trẻ để nhảy nhót, vận động hơn là chỉ ngồi yên và xem.
4. Dùng chương trình tivi để nâng cao kỹ năng nghe cho bé
Biến tivi thành trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe: Trong khi xem một chương trình hoặc bộ phim quen thuộc, yêu cầu con quay lưng lại với tivi. Khi một vài nhân vật mà bé biết rõ bắt đầu nói hoặc hát gì đó, mẹ hãy hỏi bé xác định ai là ai chỉ bằng cách lắng nghe.
5. Tránh những chương trình mà nhân vật giải quyết xung đột bằng bạo lực
Khi con thấy một nhân vật nào đó giải quyết vấn đề bằng nấm đấm, đánh đá hoặc cào cắn… tóm lại là các kiểu chơi xấu, hãy tranh thủ dạy trẻ rằng đó là điều không nên làm. Bạn cũng thêm vào cách xử lý đúng trong trường hợp đó: “Thay vì đánh em gái, cậu bé đó có thể la mắng em không được làm phiền mình“. Khi con thấy một nhân vật nào đó giải quyết vấn đề bằng bạo lực, hãy tranh thủ dạy trẻ rằng đó là điều không nên làm.
6. Nhắc nhở rằng con không phải là nhân vật hoạt hình
Nếu con bạn cứ hay bắt chước cái gì đó mà một nhân vật hoạt hình làm, bạn nên nhắc nhở con rằng: mặc dù nhân vật đó có thể tỉnh táo đứng dậy sau khi bị tai nạn, có thể thoải mái nhảy ra khỏi chiếc xích đu đang đong đưa, nhưng ngoài đời những việc như thế sẽ làm con bị thương đó.
7. Tắt những chương trình kinh dị đi
Nếu một chương trình hay một bộ phim làm con sợ, hãy nhanh chóng trấn an tinh thần con bằng một món đồ chơi dễ thương, một cái ôm hay một thức uống để hạ nhiệt và tắt tivi ngay.
Kiến thức làm cha mẹ: Đừng quên phát triển thị giác cho trẻ
Theo thống kê, có tới 80% các bà mẹ cho trẻ nghe băng cát sét, CD nhạc. Thế nhưng, hầu hết các bà mẹ lại chưa để tâm tới việc cho trẻ xem những bức tranh đẹp nổi tiếng. Dạy bằng tranh cũng là việc phải bắt đầu làm ngay sau khi trẻ ra đời. Đồng thời với lúc trẻ nghe tiếng nói xung quanh để nhớ ngôn từ thì cũng phải tạo môi trường có nhiều tranh vẽ để bé được nhìn thấy.
Từ khi mắt có thể nhìn thấy, mắt của trẻ chịu ảnh hưởng sắc thái nhìn thấy được đó, vì thế từ lúc nào không biết, các họa sĩ thấm vào mình những màu sắc địa phương của nơi sinh của mình. Họa sỹ sinh ra ở vùng Hokkaidou có cách biểu hiện sắc thái của vùng đó. Môi trường bao quanh trẻ nhỏ có một ý nghĩa to lớn như vậy.
Trẻ mới sinh, chịu ảnh hưởng sắc thái phản ánh vào mắt của bé một cách vô thức. Đồ đạc trong phòng đều có màu sắc, phản xạ ánh nắng mặt trời, làm thay đổi màu sắc của không gian trong phòng. Ở trong phòng không có gì mà chỉ đặt một bức tranh, quang cảnh căn phòng cũng khác đi, nhưng đây không phải là đồ vật mang tính tâm lý, mà là ở khía cạnh ánh sáng phản chiếu từ bức tranh.
Người lớn không để ý đến tia phản chiếu này, nhưng trẻ nhỏ và các họa sỹ xuất sắc lại có khả năng nhận thấy và phân biệt các tia phản chiếu này. Trẻ nhỏ với khả năng tiềm tài, rất mẫn cảm để nhận thấy màu sắc của không gian. Tham khảo cách dạy con của người Nhật
Nên treo những bức tranh nổi tiếng trong phòng, kể cả tranh phục chế cũng được. Sau mỗi tháng lại thay đổi, cho trẻ nhìn được nhiều bức tranh khác nhau. Vào giai đoạn đầu tiên này, cho bé xem những tác phẩm lớn là rất quan trọng. Khoảng từ 4 tháng tuổi trở lên, chúng ta cho trẻ sách tranh. Sách tranh cho trẻ lúc này phải là những cuốn có in/vẽ tranh với màu sắc tươi đẹp.
Lời viết của sách thì nên là những dòng chữ như thơ thì hơn. Tác dụng kép của màu sắc đẹp và sắp chữ đẹp sẽ mở ra trong đầu óc trẻ những nếp nhăn phản hồi ưu tú. Những cuốn sách cho trẻ thời kỳ này, không nhất thiết là những cuốn có nội dung phù hợp lứa tuổi em bé, có thể là những cuốn sưu tập xuất sắc cũng rất nên. Cái quan trọng trong thời kỳ này, là phải kích hoạt đồng thời cả Thị Giác và Thính Giác của trẻ.
Nên vừa cho bé xem tranh trong sách, vừa cho bé nghe hát, nghe thơ, nghe kể chuyện. Đây là những việc rất quan trọng! Một điểm cần lưu ý nữa là, lặp đi lặp lại những công việc này. Vợ chồng Storner người Mỹ có con 9 tuổi thi đỗ đại học đã lặp đi lặp lại việc cho con mình lúc mới sinh tới 1 tháng nghe 10 dòng thơ hay.