6 việc làm cha mẹ không nên thực hiện khi có mặt con cái: Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, con dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi những lời nói cùng cách cư xử của bố mẹ. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, để hạn chế những hành vi, lời nói làm tổn thương con, theo chị Hà Phương, một bà mẹ có hai con nhỏ ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, bố mẹ nên tránh những làm những việc…
Có thể bạn quan tâm:
6 việc làm cha mẹ không nên thực hiện khi có mặt con cái: Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, con dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi những lời nói cùng cách cư xử của bố mẹ. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, để hạn chế những hành vi, lời nói làm tổn thương con, theo chị Hà Phương, một bà mẹ có hai con nhỏ ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, bố mẹ nên tránh những làm những việc sau trước mặt con.
- Cách dạy con thông minh qua việc phát triển 5 giác quan
- Dạy con tập vẽ: Lợi trăm bề!
- 23 bài học về kỹ năng sống bố mẹ nên dạy con
6 việc làm cha mẹ không nên thực hiện khi có mặt con cái
1. Cãi nhau, đánh nhau trước mặt con
Nhiều bố mẹ khi có mẫu thuẫn là cãi nhau, dằn vặt nhau ngày này qua ngày khác. Nhiều bố mẹ cứ bắt đầu vào bữa ăn là cãi nhau, bực lên thì ném bát, ném đũa, lật mâm vào nhau, nhà cửa như bãi chiến trường. Nhiều bố mẹ sau một hồi tranh cãi thì bắt đầu to tiếng, chửi nhau và cuối cùng xông vào nhau đấm đá túi bụi… Khi các con buộc phải là người chứng kiến bất đắc dĩ như thế này, có nhiều đứa sau này trở nên trầm cảm, nhút nhát, có tâm lý sợ tranh luận, sợ đổ vỡ. Thậm chí, không ít trẻ lại có khuynh hướng bạo lực giống như những gì bố mẹ chúng đã làm. Nếu không muốn con rơi vào một trong hai trường hợp này, bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế hành vi, lời nói trước mặt con hoặc giải quyết mâu thuẫn khi không có con ở nhà hay ở một nơi khác.
2. Nói xấu, chê bai người khác trước mặt con
Bố mẹ có thể nghĩ rằng ‘Lũ trẻ có nghe cũng chẳng biết gì đâu’ nên vô tư nói xấu người khác trước mặt con. Nhưng nếu người bị nói xấu là những người mà chúng quen biết, yêu thương thì đó là một sự xúc phạm và gây tổn thương cho trẻ. Ngoài ra, con nghe bố mẹ nói xấu người khác nhiều, dù không hiểu sự việc và lý do, cũng trở nên nghi ngờ, coi thường người bị nói xấu. Trong nhiều trường hợp, con học theo và cũng có thói quen nói xấu người khác (người bị con nói xấu, chê bai sau lưng sau đó có thể lại chính là bố mẹ). Vì vậy, trước mặt các con, bố mẹ hãy lưu ý kiểm soát lời nói của mình để tránh cho con những trường hợp đáng tiếc này.
Hành vi của bố mẹ ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách trẻ (Ảnh minh họa: HTP)
3. Đôi co tiền bạc với nhau trước mặt con
Nhiều mẹ có thói quen ca cẩm, than vãn chuyện tiền bạc trước mặt chồng con. Hoặc có ông bố lại phê phán, chê trách chuyện mẹ tiêu xài hoang phí, hay quá chặt chẽ, chi tiêu không hợp lý. Những câu chuyện tiền bạc này hay được đưa ra trong bữa ăn, buổi họp mặt gia đình và mang nặng tính chất vấn, so sánh, nghi kỵ lẫn nhau có thể sẽ làm trẻ trở nên thực dụng, tính toán hay nghĩ rằng tiền bạc có thể giải quyết mọi vấn đề.
4. Khóc lóc, níu kéo nhau trước mặt con
Thông thường, khi thấy mẹ mình khóc lóc và nghe mẹ nó nói rằng tất cả là tại bố, đứa trẻ rất khó xử rồi có thái độ hờn trách bố… Nhiều con thấy bố hoặc mẹ níu kéo người còn lại bằng lời nói, bằng nước mắt, bằng hành động sẽ hoang mang, khó hiểu và thậm chí là thương hại người níu kéo. Vì bất kỳ lý do gì, bố mẹ hãy dùng lý trí để xử sự êm đẹp với nhau mà đừng cố tình lôi kéo đứa con vào cuộc để giành lấy sự thương hại và thỏa mãn tính hiếu thắng của mình.
5. Tỏ vẻ âu yếm, cưng chiều và coi trọng đứa trẻ khác hơn con
Trẻ con không thích và dễ ghen tị khi bố mẹ chúng ôm đứa trẻ khác, nựng nịu và còn nói rằng: ‘Bố/mẹ yêu bạn ấy hơn con đấy’. Nhiều con khi nghe thế sẽ òa khóc, sau đó thiếu tự tin vào bản thân. Nhưng có trường hợp, con lao vào lôi ngay bạn mà bố mẹ bảo yêu nhiều hơn mình ra và cấu chí. Vì thế, bố mẹ không nên nói đùa hoặc nếu không đùa thì không nên thể thể hiện việc yêu một đứa trẻ khác trước mặt con. Việc vô tình nhen nhóm trong lòng một đứa trẻ sự ghen ghét, tị nạnh theo cách này rất nên tránh.
6. Cấm đoán con nói chuyện tiếp xúc với người còn lại
Bố mẹ khi giận nhau thường không ai nói với ai một lời. Tuy nhiên, bố hay mẹ còn ‘ra lệnh’ cho đứa con không được nói chuyện hay làm gì đó cho người kia. Chuyện giận nhau là chuyện của người lớn, không nên lôi đứa con vào cuộc. Bố mẹ nên có cách xử lý khéo léo để các con không nhận ra việc bố mẹ chúng giận nhau. Bởi vì, hầu hết các cặp đôi vợ chồng, giận nhau là việc xảy ra thường xuyên, nếu áp đặt cấm đoán con tiếp xúc với người còn lại sẽ làm con khó xử và tính khí con cũng sẽ trở nên thất thường, khó hiểu.