Bệnh trĩ là một bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Về cơ bản, bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó sẽ khiến cho cuộc sống sinh hoạt của bạn bị rối loạn. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá dai dẳng, và cần phải duy trình quá trình điều trị thường xuyên. Nếu không được điều trị dứt điểm, hậu quả của bệnh trĩ sẽ…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh trĩ là một bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Về cơ bản, bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó sẽ khiến cho cuộc sống sinh hoạt của bạn bị rối loạn. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá dai dẳng, và cần phải duy trình quá trình điều trị thường xuyên. Nếu không được điều trị dứt điểm, hậu quả của bệnh trĩ sẽ mang lại những biến chứng rất xấu cho sức khoẻ của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những hậu quả, biến chứng nào sẽ xảy ra nếu bệnh trĩ không được điều trị đúng nhé.

Bệnh trĩBệnh trĩ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.

Nội Dung Chính

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

    Hậu quả của bệnh trĩ nếu không nhanh chóng điều trị:

    Phòng ngừa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

    Ít vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu.

    Cẳng thẳng, stress.

    Thiếu chất xơ.

    Cơ thể thiếu nước.

    Tuổi cao.

    Táo bón, tiêu chảy.

    Làm việc nặng thường xuyên.

Hậu quả của bệnh trĩ nếu không nhanh chóng điều trị:

Bệnh trĩ sẽ để lại những hậu quả rất xấu cho cơ thể, nếu bạn không nhanh chóng điều trị dứt điểm nó và thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh bị bệnh trĩ. Sau đây là 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nếu để lâu ngày không chữa trị tận gốc:

 

Trĩ nội và trĩ ngoạiTắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ

◾️ Tắc mạch trĩ nội

Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau ở bên trong do búi trĩ nằm chắn ở hậu môn. Tắc mạch trĩ nội là triệu chứng không thường gặp nhưng rất nguy hiểm. Do búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn, phải dùng đến các biện pháp nội soi hoặc siêu âm mới có thể thấy được.

◾️ Tắc mạch trĩ ngoại

Triệu chứng này phổ biến hơn so với tắc mạch trĩ nội. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vùng ngoài hậu môn. Búi trĩ được bọc bởi một lớp màng mỏng, dính chặt, có kích thước to – nhỏ tuỳ tình trạng bệnh. Sau khi tiểu phẫu để lấy cục máu đông cần chú ý giữ vệ sinh cẩn thận để không bị nhiễm trùng.

Khi bị tắc mạch trĩ, bạn sẽ đi đại tiện rất khó khăn, khi đi sẽ có cảm giác đau buốt và có thể chảy máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do việc rặn quá mạnh khi đi ngoài, hậu sản, khuâng vác vật nặng thường xuyên.

Ung thư trực tràng

Đây là một trong những hậu quả của bệnh trĩ nghiêm trọng nhất. Nhiều ý kiến cho rằng búi trĩ là một khối u lành tính nên sẽ không dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không mau chóng điều trị dứt điểm, búi trĩ có thể phát triển thành khối u ác tính.

Ung thư trực tràngUng thư trực tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư trực tràng: Chảy máu nhiều và liên tục khi đi đại tiện; mệt mỏi, khó thở khi sinh hoạt; sụt cân bất thường; khó ăn hay hậu môn có chất nhầy;….

Nếu đang gặp phải những vẫn đề trên, bạn hãy mau chóng đến các cơ quan y tế để xét nghiệm. Ung thư trực tràng rất khó phát hiện và chỉ có thể nhìn thấy khối u khi nội soi. Vì vậy, bạn đừng nên chủ quan nếu thấy các dấu hiệu của bệnh nhé.

Viêm nhiễm vùng hậu môn

Búi trĩ sau khi được hình thành ở hậu môn sẽ là môi trường không thể thuận lợi hơn cho vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy ở hậu môn. Đặc biệt ở phụ nữ, tình trạng viêm nhiễm này rất dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa.

Sa nghẹt búi trĩ

Đây là một dạng tắc mạch trĩ nội, nhưng xảy ra trong khoảng thời gian dài làm búi trĩ lộ ra ngoài quá mức. Điều này sẽ khiến cho các cơ vòng ở hậu môn chịu một áp lực rất lớn. Áp lực này sẽ khiến cho búi trĩ bị phình to do máu được bơm vào liên tục. Sa nghẹt búi trĩ sẽ khiến bệnh nhân không thể đi đứng như bình thường và cực kì đau đớn.

Thiếu máu

Việc đi cầu ra máu liên tục sẽ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng thiếu máu. Việc thiếu máu kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Hậu quả của bệnh trĩ - Thiếu máuMệt mỏi, đau đầu kéo dài khi đi vệ sinh ra máu trong thời gian dài.

Nếu không giữ vệ sinh khu vực này cẩn thận, nguy cơ nhiễm trùng máu cũng rất cao, do vi khuẩn dễ xâm nhập qua các mạch máu bị đứt. Chính vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng đi cầu ra máu, người bệnh cần được bổ sung các loại Vitamin A và B, chất sắt, rau xanh,… Nhiều người bệnh đặt câu hỏi ” bệnh trĩ nên ăn gì ” cần cẩn trọng khi chọn ăn những thực phẩm.

Rối loạn chức năng hậu môn

Thời gian bệnh kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ khiến chức năng của hậu môn bị rối loạn. Đau nhức thường xuyên làm cho việc đi ngoài cực kì khó khăn. Lâu dần sẽ khiến hậu môn mất kiểm soát.

Phòng ngừa bệnh trĩ

hậu quả của bệnh trĩNếu có dấu hiệu của bệnh trĩ, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh.

Để tránh những hậu quả của bệnh trĩ bạn có thể tham khảo các cách trị bệnh trĩ. Bạn hãy ghi nhớ những điều cơ bản sau đây:

    Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn, không ngồi hoặc đứng quá lâu (đặc biệt là nhân viên văn phòng).

    Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây,…

    Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

    Giữ vệ sinh thường xuyên cho hậu môn.

    Khi cảm thấy mình có một số triệu chứng của bệnh trĩ, cần đến gặp ngay bác sĩ và điều trị dứt điểm bệnh, tránh kéo dài.

👉 Để tìm hiểu thêm cách phòng ngừa, bạn tham khảo: 

5 cách phòng ngừa bệnh trĩ tốt nhất – Theo tư vấn từ chuyên gia bác sĩ [Năm 2021 – 2021]