Đi tàu xe khi mang thai là một trong những điều mẹ bầu thấy băn khoăn. Vì mẹ sẽ lo lắng không biết quãng đường di chuyển có ảnh hưởng đến con không.

Nội Dung Chính

Phụ nữ mang thai có nên đi tàu xe không?

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 1: Đi máy bay

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 2: Đi xe hơi

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 3: Đi bằng tàu hỏa

Đừng bao giờ quên quy…

Có thể bạn quan tâm:

Đi tàu xe khi mang thai là một trong những điều mẹ bầu thấy băn khoăn. Vì mẹ sẽ lo lắng không biết quãng đường di chuyển có ảnh hưởng đến con không.

Nội Dung Chính

    Phụ nữ mang thai có nên đi tàu xe không?

    Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 1: Đi máy bay

    Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 2: Đi xe hơi

    Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 3: Đi bằng tàu hỏa

    Đừng bao giờ quên quy tắc đi xa an toàn

    Làm sao để không bị say lúc đi tàu xe khi mang thai?

Phụ nữ mang thai có nên đi tàu xe không?

Có nhiều lý do nên các mẹ bầu đôi lúc phải đi tàu xe khi mang thai. Nhiều người cũng lo sợ rằng việc đi xa và phải di chuyển trên quãng đường không mấy bằng phẳng, … sẽ không tốt cho em bé trong bụng. Vì từ khi có biểu hiện mang thai, mẹ bầu luôn phải chú ý giữ gìn cho cả mẹ và bé.

di-tau-xe-khi-mang-thai-1Đi tàu xe khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu phải cân nhắc.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đang bị ốm nghén – buồn nôn khi mang thai hay bệnh trĩ sau sinh, bệnh xương khớp, bệnh phụ khoa khi mang thai, bệnh tiểu đường thai kỳ, … thì chắc chắn sẽ rất bất tiện. Và nhiều trường hợp vì không biết rõ kinh nghiệm đi tàu xe lúc mang bầu nên đã sảy thai. Hoặc nhẹ hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu nắm rõ những điều mà chúng tôi liệt kê dưới đây thì tất cả sẽ ổn. Mẹ bầu sẽ có quãng đường di chuyển tàu xe an toàn, không ảnh hưởng gì đến mẹ và con.

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 1: Đi máy bay

di-tau-xe-khi-mang-thai-2Máy bay là phương tiện được khá nhiều mẹ bầu sử dụng khi cần phải đi xa.

Trong những tháng thai kỳ – tuần từ 18 đến 24 thì mẹ bầu hoàn toàn có thể di chuyển bằng máy bay. Và khi mẹ bầu đi máy bay thì các hãng sẽ yêu cầu mẹ bầu cung cấp một số thông tin sau:

    Đối với mẹ bầu mang thai dưới 28 tuần: Cung cấp giấy tờ tùy thân, sổ khám thai để chứng minh tuần tuổi của em bé trong bụng.

    Đối với mẹ bầu mang thai từ 28 – 36 tuần: Bạn sẽ cần giấy từ bác sĩ nếu muốn đi máy bay. Vì những tháng cuối của thai kỳ thì các hãng không khuyến khích các mẹ di chuyển nhiều. Đặc biệt là đối với thai nhi trên 35 tuần tuổi.

Và nếu muốn đi máy bay thì mẹ bầu chỉ nên đi dưới 6 tiếng/ chuyến. Bên cạnh đó bạn hãy đứng lên đi lại 30 phút/ lần. Vì việc ngồi quá lâu trên máy bay sẽ khiến bạn dễ bị:

    Tăng huyết áp, đông máu tĩnh mạch, tê bì chân tay.

    Thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

    Cảm thấy đắng miệng vì độ ẩm trong cabin dễ khiến bạn bị mất nước.

Ngoài ra, trong suốt hành trình thì bạn tuyệt đối không nên mang vác nặng. Hãy nhờ người thân cầm giúp. Cũng như là đã lên máy bay là phải thắt dây an toàn. Cụ thể là thắt ở dưới bụng và trên đầu bắp đùi để tránh được rủi ro không đáng có.

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 2: Đi xe hơi

Xe hơi là phương tiện di chuyển thông dụng đối với các mẹ bầu. Vì đi làm, đi mua sắm, đi khám thai, … thì di chuyển bằng ô tô sẽ khá thuận lợi. Nó tránh được sự va chạm hay nắng mưa, bụi bặm như khi đi bằng xe máy.

di-tau-xe-khi-mang-thai-3Việc di chuyển bằng xe ô tô là lựa chọn của nhiều phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con khi đi xe hơi, bạn cần:

    Tuân thủ nghiêm túc luật giao thông. Đặc biệt phải thắt dây an toàn khi di chuyển dù quãng đường ấy có ngắn đến đâu. Và hãy chú ý đừng để dây siết chặt bụng quá, sẽ tạo cảm giác khó chịu.

    Hãy tạm thời vô hiệu hóa túi khí nếu bạn muốn dùng chiếc xe ấy để đi lại. Còn nếu là do người khác cầm lái, hãy ngồi cách nó khoảng 25 – 30 cm.

Kinh nghiệm đi tàu xe khi mang thai số 3: Đi bằng tàu hỏa

Ngoài máy bay và xe hơi, thì đôi lúc cũng có người chọn đi bằng tàu hỏa. Nhưng liệu đi tàu xe khi mang thai bằng cách này có an toàn không?

di-tau-hoa-khi-mang-bauTrên thực tế, việc hạn chế đi tàu hỏa chỉ dành cho phụ nữ mang thai trên 32 tuần.

Đi tàu hỏa trong những chuyến du lịch cũng là trải nghiệm khá thú vị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì các mẹ bầu hãy lưu tâm một số điều:

    Không nên đi chuyến có thời gian dài quá.

    Nếu bắt buộc phải di chuyển dài, hãy thường xuyên tự đấm bóp, massage để chân tay không bị mỏi.

    Đồng thời, bạn cũng cần uống nhiều nước và sữa để tránh tình trạng mất nước.

    Và tuyệt đối đừng tựa vào cửa tàu, xe. Vì nó sẽ dẫn đến tình trạng tim đập nhanh khi mang thai.

Đừng bao giờ quên quy tắc đi xa an toàn

Nếu đi gần thì mọi thứ sẽ thường không xảy ra bất trắc gì. Nhưng nếu đi tàu xe khi mang thai với quãng đường xa thì mẹ bầu cần lưu tâm nhiều điều.

Quy-tac-di-xa-an-toan-cho-ba-bauCác mẹ hãy ghi nhớ một số quy tắc để có thể thượng lộ bình an.

    Thứ nhất, hãy tìm hiểu kĩ dịch vụ mà bên vận chuyển cung cấp. Hãy tìm đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo sự tiện nghi khi di chuyển. Vì đối với bà bầu, ngoài chế độ ăn khi mang thai, thì sự thoải mái cũng rất quan trọng. Vì nó tác động đến tâm lý của người mẹ. Mẹ có vui vẻ thì con sinh ra tính khí mới dễ chịu và lạc quan, yêu đời. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều này.

    Tốt nhất nếu đi du lịch thì hãy chọn điểm đến thuộc trung tâm. Vì như vậy nếu cần đến dịch vụ y tế khẩn cấp thì sẽ được đáp ứng kịp thời. Bạn không nên chọn đến vùng quá hoang sơ, hẻo lánh. Vì những vùng những vậy thì chất lượng các dịch vụ chắc chắn không được tốt.

    Ngoài ra, hãy mang theo đồ ăn nhẹ như bánh, sữa cho bà bầu. Bởi khi mang bầu sẽ luôn có cảm giác thèm ăn, chóng đói.

    Cuối cùng, hãy hạn chế vận động mạnh hoặc bơi lội quá sức. Vì nếu bị chuột rút hoặc lạnh/ nóng quá thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Làm sao để không bị say lúc đi tàu xe khi mang thai?

Me-bau-bi-say-xeSay xe là một vấn đề nan giải đối với nhiều mẹ bầu.

Một trong những vấn đề các mẹ bầu quan tâm hàng đầu là say xe. Với những người vốn không bị say thì mọi thứ đã ổn rồi. Nhưng nếu với mẹ nào từ trước đến nay vẫn nôn thốc nôn tháo khi di chuyển thì hãy:

    Ngậm vài lát gừng tươi trước 30 phút khởi hành. Hoặc uống trà gừng pha sẵn cũng được.

    Ngoài ra, nếu bạn định ăn thì hãy ăn trước khi đi 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng. Để tránh trường hợp bụng nhộn nhạo.

    Hãy ngủ đủ giấc trước hành trình. Vì nếu mẹ bầu thiếu ngủ sẽ dẫn đến tình trạng say xe khi di chuyển.

    Chọn những chỗ thoáng khí, không mùi.

    Ngồi trong tư thế thoải mái nhất khi di chuyển để tránh tê bì chân tay và nhịp tim tăng.

 

Chúc các mẹ bầu có thời gian di chuyển thoải mái, không bị say xe! Và để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc mẹ bầu, các bạn hãy theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày nhé!