Song hành cùng với sự phát triển của thai kỳ chính là sự phát triển 5 giác quan của thai nhi. Các bé từ khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu phát triển từng ngày thành một để cơ thể toàn diện với đầy đủ về hình thái, thể chất cùng các cơ quan chức năng hoàn thiện, bao gồm 5 giác quan: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác. Vậy các mẹ đã biết rõ sự phát triển của các…
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ 4 điều các mẹ bầu cần biết ở tuần thai thứ 24 (mới nhất 2021)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2020 2021)
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2020 2021)
- Thai nhi nhẹ cân phải làm gì? Điều trị thế nào? Ý kiến bác sĩ (2020 2021)
- Giải đáp thắc mắc quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm không? (2020 2021)
Song hành cùng với sự phát triển của thai kỳ chính là sự phát triển 5 giác quan của thai nhi. Các bé từ khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu phát triển từng ngày thành một để cơ thể toàn diện với đầy đủ về hình thái, thể chất cùng các cơ quan chức năng hoàn thiện, bao gồm 5 giác quan: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác. Vậy các mẹ đã biết rõ sự phát triển của các giác quan này của bé chưa? Mời các mẹ bầu cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn điều này nhé!
Nội Dung Chính
-
Sự phát triển của thị giác
Sự phát triển của khứu giác
Sự phát triển của vị giác
Sự phát triển của thính giác
Sự phát triển của xúc giác
Sự phát triển của thị giác
Thị giác là giác quan phát triển chậm nhất trong 5 giác quan của thai nhi. Trước tuần thứ 18, tuy mắt của bé vẫn đóng nhưng võng mạc đã có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài. Nếu mẹ bầu đứng dưới ánh nắng mặt trời hoặc lúc siêu âm, bé đã có thể phản ứng lại với ánh sáng chiếu sáng. Đến tuần thứ 26 của thai kỳ, mắt bé mới mở ra và đã bắt đầu biết chớp mắt. Vào tuần thứ 33 của thai kỳ, lúc này đồng tử của bé đã có thể phân biệt được ánh sáng và bắt đầu co giãn.
Thị giác của trẻ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 18.
Vào giai đoạn này, để giúp bé có thể sớm cảm nhận ánh sáng, các mẹ có thể thường xuyên luyện tập cho bé bằng việc thường xuyên tắm nắng sớm. Lưu ý, các mẹ nên dùng một miếng vải đen phủ kín trước bụng rồi bỏ ra, để cho bé có thể từ từ phân biệt được ánh sáng bên ngoài.
Sự phát triển của khứu giác
Khứu giác của bé sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 15 của thai kỳ. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, em bé có thể ngửi được những mùi vị có trong nước ói, do nước ói tràn qua khoang miệng và mũi bởi hệ thống mũi gồm ít nhất bốn hệ thống phụ giúp bé cảm nhận. Đây chính là nguyên nhân lí giải tại sau các trẻ sơ sinh có thể ngửi được mùi sữa mẹ, mặc dù bé chưa tiếp xúc trước đó bao giờ.
Chính vì thế mà những đứa trẻ sơ sinh đều đánh hơi được mùi sữa mẹ, mặc dù trước đó trẻ chưa bao giờ được ngửi qua. Để góp phần kích thích sự phát triển các giác quan cùng khả năng khứu giác khi lớn lên, mẹ bầu nên chọn những không gian tháng đãng, có mùi thơm nhẹ nhàng để tạo cảm thoải mái, dễ chịu cho bé.
Chọn không gian thoáng đãng có mùi thơm nhẹ cho mẹ bầu.
Sự phát triển của vị giác
Vị giác là cơ quan phát triển nhanh nhất trong 5 giác quan của thai nhi. Sau tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận được các mùi vị thông quan nước ói, cùng những mùi vị thông qua chế độ ăn của mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thai nhi có xu hướng nuốt nhiều nước ói hơn, khi mẹ bầu ăn uống thức ăn có bị ngọt. Bên cạnh đó, khi cơ thể người mẹ cảm thấy đói bụng, bé cùng đã có cơ chế phản ứng bằng cách đạp mạnh vào bụng mẹ khi mẹ đói.
Em bé cảm nhận được mùi vị thông qua nước ói.
Để vị giác của bé phát triển tốt hơn thì các mẹ cần xây dựng một thói quen ăn uống khoa học, đa dạng để giúp bé có thể cảm nhận tốt từ khi còn trong bụng mẹ.
Sự phát triển của thính giác
Hệ thống thần kinh thính giác của trẻ sẽ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Bắt đầu vào tuần thứ 23 – 24, em bé đã có thể cảm nhận đước những âm thanhh từ bên ngoài và có thể phản ứng lại bằng cách, đạp vào bụng mẹ và cử động tay chân.
Cho thai nhi nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc đọc sách cho bé nghe để kích thích thính giác.
Chính vì thế, vào giai đoạn này, các ông bố bà mẹ nên trò chuyện thường xuyên và cho bé nghe những bản nhạc du dương, để thính giác của bé được phát triển tốt hơn.
Sự phát triển của xúc giác
Các tế bào thần kinh của trẻ sẽ bắt đầu hình thành vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Vào tuần thứ 32, thai nhi sẽ cảm nhận được các cảm giác nóng lạnh. Vì vậy, trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể luyện tập cho bé thông quan vệc massage bụng mình. Các mẹ có thể vỗ thay vào thành bụng, vuốt nhẹ nhàng xuống bụng kết hợp với việc trò chuyện với bé sẽ mang lại hiệu quả tốt để kích thích sự phát triển xúc giác của bé.
Vỗ nhẹ vào thai nhi để giúp bé phát triển xúc giác và tạo mối liên hệ với mẹ.
Sự phát triển toàn diện 5 giác quan của thai nhi chắc hẳn là cực kì quan trọng đối với sự phát triển của bé. Sự phát triển này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dưỡng thai, sức khỏe cũng như các phương pháp kích thích giác quan phát triển một cách khoa học.
Để bé có thể phát triển một cách toàn diện, các mẹ cần nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện cơ thể thật tốt, để chào đón thiên thần nhỏ bé của mình ra đời đầy đủ sức khoẻ để chào đón 1 cuộc sống mới.